Đối với những người đang sử dụng ứng dụng Telegram thời gian gần đây đã không còn xa lạ với thủ đoạn lừa đảo tinh vi của kẻ xấu khi thường xuyên nhận được đường link giống tới 99% ứng dụng Telegram để họ đăng nhập. Phải để ý kĩ thì mới thấy những đường link này chỉ khác nhau ở phần đuôi miền và một số kí tự nhỏ, nếu như không xem xét kĩ lưỡng rất dễ bị mắc lừa.

Khi lỡ bấm vào link giả mạo nên xử lý thế nào?

Theo các chuyên gia, các trang web giả mạo Telegram chủ yếu là để ăn cắp thông tin đăng nhập của người dùng. Do đó, nếu chỉ ấn vào đường link mà chưa nhập các thông tin cá nhân thì người dùng không cần quá lo lắng, lúc này chỉ cần thoát ra và xóa trang web và đường link dẫn nguồn là được.

Đối với trường hợp đã đăng nhập và điền những thông tin cá nhân thì phải hết sức cẩn thận vì những kẻ lừa đảo có thể truy cập ngay vào tài khoản. Lúc này, người dùng cần phải đăng nhập vào tài khoản và thoát hết mọi thiết bị đăng nhập tài khoản này bằng cách chọn Settings > Devices > Terminate all other sessions.

Những thao tác này cần phải thực hiện nhanh chóng và kịp thời để ngăn chặn kẻ gian đăng nhập vào và thay đổi thông tin trước thì bạn sẽ bị đẩy ra khỏi chính tài khoản của mình. Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn cần phải đổi mật khẩu tài khoản Telegram để đảm bảo kẻ gian sẽ không truy cập được vào nữa.

Bấm nhầm vào link giả mạo Telegram nên xử lý thế nào?
Tình trạng lừa đảo trên Telegram xuất hiện thường xuyên khiến người dùng phải cảnh giác

Bên cạnh đó, khi dùng Telegram cũng phải cẩn thận vì nguy cơ bị hacker dùng điện thoại khác để đăng nhập và chiếm đoạt tài khoản của người dùng. Trong trường hợp này cần phải gọi ngay đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của Telegram để đóng tài khoản kịp thời và nhận được hướng dẫn.

Tuy nhiên, nền tảng Telegram thường không yêu cầu xác minh danh tính nên khả năng lấy lại được tài khoản khá thấp tuy nhiên vẫn có thể hạn chế đối tượng dùng tài khoản chiếm đoạt vào mục đích xấu.

Cần phải làm gì để tránh bị lừa đảo trên Telegram

Hiện nay, việc các hacker thực hiện những hành vi lừa đảo đã trở nên rất phổ biến, vì thế, để tránh việc bị lừa đảo thì trước khi ấn vào bất cứ đường link cần phải xem xét thật kĩ, tốt nhất không nên ấn vào đường link lạ. Thói quen cảnh giác này sẽ giúp hạn chế tối đa việc bị đánh cắp thông tin hoặc virus xâm nhập vào máy.

Bên cạnh đó Telegram luôn mặc định không tự bật xác thực hai lớp nên người sử dụng sẽ phải bật chế độ này lên. Trước tiên người dùng phải truy cập vào Settings > Privacy and Security > Two-Step Verification. Khi bật tính năng này thì truy cập trên thiết bị mới sẽ có yêu cầu nhập mật khẩu và có thể điền email để khôi phục trong trường hợp cần thiết.

Hiện nay, tình trạng lừa đảo giả mạo đánh cắp thông tin xuất hiện tràn lan trên các ứng dụng của điện thoại. Vì thế, cần phải hết sức cẩn thận để không đăng nhập làm mất thông tin cá nhân.