Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản hợp nhất của BIDV đạt trên 1,98 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với đầu năm. Hết quý II, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng đồng thời ở cả phân khúc bán lẻ và bán buôn.

Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,48 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm, tăng trưởng cao hơn so với mức thực hiện cùng kỳ các năm trước. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt ở các phân khúc khách hàng FDI (32,7%), khách hàng bán lẻ (15,8%) và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (8,3%).

BIDV cho biết, chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với đầu năm khi tỷ lệ nợ xấu theo quy định là 0,83%, đảm bảo theo định hướng điều hành. Tỷ lệ trang trải nợ xấu riêng ngân hàng đạt 279%, mức cao nhất từ trước đến nay.

Ngân hàng cũng thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn đảm bảo theo quy định.

Hình minh họa
Hình minh họa

Tại Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tổ chức hồi cuối tháng 4, BIDV đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21% trong năm 2022.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành hơn 607 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ chia cổ tức là 12%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được 12 cổ phiếu phát hành thêm. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3 và quý 4/2022, trên cơ sở phê duyệt của cơ quan nhà nước có thầm quyền.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ chào bán thêm hơn 455 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tỷ lệ phát hành dự kiến là 9%. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2022-2023, thời điểm cụ thể giao Hội đồng quản trị quyết định sau khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Năm 2022, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 20.600 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2022-2025, tổng tài sản của ngân hàng dự kiến tăng trưởng bình quân 8%-12%; dư nợ cuối kỳ tăng 8%-12,5%; huy động vốn tăng trưởng 8%-13%; lợi nhuận trước thuế tăng 19-26%; tỷ nệ nợ xấu dưới 1,5%.

Bán đấu giá hàng loạt tài sản để xử lý nợ

Mới đây, BIDV thông báo tổ chức bán đấu giá khoản nợ của CTCP Vertical Synergy Việt Nam. Giá khởi điểm tính đến ngày 21/6/2022 là 471 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 347,1 tỷ đồng, dư nợ lãi là 123,9 tỷ đồng.

Tài sản thế chấp cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận 1, quận 12 và quận 3, TP HCM. Tài sản đảm bảo tại quận 1 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 (tầng 1) đường Pastuer, phường Bến Nghé, chủ tài sản là ông Hoàng Như Luận.

Tài sản đảm bảo tại quận 12 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của 12 bất động sản tại phường An Phú Đông. Chủ tài sản là ông Phạm Văn Công và bà Phạm Thị Nhàn. Ngoài ra, tài sản đảm bảo tại quận 3 là là bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7. Chủ tài sản là ông Trần Văn Thông.

BIDV cho biết hàng tồn kho khác theo các hợp đồng thế chấp đã ký cũng là một phần trong tài sản đảm bảo của khoản nợ. Giá khởi điểm đấu giá khoản nợ là hơn 471 tỷ đồng, khách hàng tham gia đấu giá đặt cọc 10% tương đương với 47,1 tỷ đồng.

CTCP Vertical Synergy Viet Nam có địa chỉ tại tầng 6, toà nhà Saigon Centre, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, doanh nghiệp được thành lập từ năm 2011 hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn nguyên liệu rắn, lỏng, khí, bán buôn xăng dầu ngoại trừ kinh doanh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và dầu nhớt cặn.

BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt lần thứ 7. Tổng dư nợ của doanh nghiệp nêu trên tại BIDV tính đến 21/10/2021 là hơn 1.024 tỷ đồng, trong đó gồm 40 triệu USD và 99 tỷ đồng. Dư nợ gốc khoản vay là 801 tỷ đồng, nợ lãi, phí phạt chậm trả là 224 tỷ đồng. Khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng năm 2013, 2017, 2018 và 2019.

Giá đấu giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 799,6 tỷ đồng, nếu so với lần thông báo đấu giá đầu tiên ngày 26/10/2021, mức giá đã giảm hơn 20% tương đương với hơn 225,3 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm hàng chục quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Đồng Nai, Long An, TP HCM. Ngoài ra, tài sản thế chấp còn là hệ thống thiết bị dây chuyền, thiết bị nhà máy sản xuất găng tay y tế, công trình trên đất tại nhà máy... và gần 4,9 triệu cổ phiếu Găng tay Nam Việt chưa niêm yết của cổ đông sáng lập.

Theo cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, Găng tay Nam Việt thành lập năm 2009 do ông Nguyễn Hữu Tín là đại diện pháp luật, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm khác từ cao su, sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng...

Ngoài ra, BIDV cũng thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Nhiên Liệu Sài Gòn Đông Dương tại Chi nhánh Thủ Thiêm. Giá khởi điểm là 218,8 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ hợp đồng bảo đảm thuộc chủ sở hữu của Công ty TNHNN Đầu tư Sản xuất Dịch vụ Đồng Tháp là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất dùng để sản xuất kinh doanh diện tích 70.227 m2 gồm hai nhà xưởng tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp và quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất dùng sản xuất kinh doanh có diện tích 1.208 m2 tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp.

Ngoài ra còn 4 khoản thu phát sinh từ hợp đồng nguyên tắc mua bán xăng dầu số giữa Công ty TNHNN Nhiên liệu Sài Gòn Đông Dương với các Công ty CP Thăng Long SBTC, Công ty TNHH Petro Thành Phát, Công ty TNHH XD TM DV La Vang, Công ty TNHH Kinh doanh Xăng dầu Thiện Phát.

Công ty TNHH Nhiên Liệu Sài Gòn Đông Dương được thành lập năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Văn Tuấn.

BIDV cũng thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá khoản nợ hình thành từ năm 2012 của CTCP Luyện cán thép Sóc Sơn. Khoản nợ của công ty tính đến ngày 28/2/2022 bao gồm nợ gốc là 321,4 tỷ đồng, nợ lãi là 445,8 tỷ đồng và 98.758 USD. Tổng giá trị khoản nợ là gần 770 tỷ đồng và 98 nghìn USD.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ gồm toàn bộ hệ thống nhà xưởng, văn phòng, vật kiến trúc xây dựng trên 119.700 m2 đất thuê trả tiền hàng năm, dây truyền MMTB sản xuất phôi thép, một xe nâng, căn biệt thự 3 tầng diện tích 306,5 m2 của ông Nguyễn Trọng Tuyến và 4 căn hộ chung cư tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

CTCP Luyện cán thép Sóc Sơn được thành lập năm 2002, hoạt động trong lĩnh vực rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại. Đại diện pháp luật là ông Ngiyễn Trọng Tuyến

Trước đó, BIDV thông báo bán lần 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh tính đến ngày 30/4/2022 là gần 2.198 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD.

Công ty TNHH Ngọc Linh thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng kim loại không chứa sắt. Công ty có địa chỉ tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Người đại diện là ông Vũ Đức Tuấn.

Khoản nợ được bảo đảm bằng Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn (diện tích 643.885,2 m2) tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị và mọi bất động sản khác được xây dựng của nhà máy này.

Tại mảng bất động sản, BIDV cũng đang tìm kiếm tổ chức bán đấu giá khoản nợ giá trị gần 4.838 tỷ đồng. Đây là khoản nợ giá trị lớn mà BIDV rao bán trong nửa đầu năm 2022. Theo BIDV, khoản nợ này là của một khách hàng tại nhà băng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc một dự án tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngoài ra, toàn bộ quyền tài sản về khai thác mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cũng được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ này.

BIDV cũng đang đưa ra đấu giá lần 10 khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD nhà Bách Giang và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên có tổng dư nợ tạm tính đến ngày 30/9/2021 hơn 515 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là hơn 197 tỷ, còn dư nợ lãi là gần 317 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản đầu tư trên đất bao gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất tại Khu đất I, II, III và IV thuộc về Công ty Bách Giang thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9; Khu đất I5 và I7 thuộc Công ty Bách Giang; Toàn bộ quyền lợi của Công ty Cao Nguyên hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong việc liên doanh đầu tư – kinh doanh dự án Đầu tư khu hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu nhà ở I5 và I7 KDC Khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9...

SSI: Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của BIDV vẫn chịu giới hạn bởi nguồn vốn

Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của ngân hàng ước tính đạt 20.650 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ giảm ...

BIDV đại hạ giá khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh: Nhà đầu tư vẫn ngó lơ?

Mới đây, Ngân hàng BIDV chào bán lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh. So với lần đầu tiên rao bán ...

Hàng loạt “đại gia” ngành thép bị Ngân hàng BIDV rao bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn

Loạt doanh nghiệp ngành thép lớn như: Hoàng Long Steel, Luyện cán thép Sóc Sơn, Thép Việt Nhật, Thép Việt Nga bị ngân hàng BIDV ...