Giá cà phê trong nước hôm nay 4/6 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm 500 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng, ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá từ 60.600 – 60.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum đứng ở mức giá 61.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao 61.300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 61.100 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 61.200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, ngày 4/6: Giá cà phê trong nước giảm 500 đồng/kg
Giá cà phê trong nước hôm nay dao động từ 60.700 – 61.300 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn giảm sâu do Chỉ số Đô la Mỹ tăng mạnh trở lại.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 30 USD, xuống 2.575 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 25 USD, còn 2.542 USD/ tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 2,75 cent, xuống 180,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 2,55 cent, còn 177,70 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tính đến hết ngày 31/05, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE nối tiếp nối đà giảm từ đầu tháng 02/2023 về 583.518 bao loại 60kg, mức thấp nhất từng ghi nhận kể từ cuối tháng 11/2022.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng sẽ gia tăng 5% trong niên vụ 2023/24 tại Brazil, trong khi sản lượng tại Indonesia có thể giảm về mức thấp nhất trong 12 năm và Conab cũng ước tính sản lượng Robusta trong năm 2023 tại Brazil sẽ giảm 8% so với năm 2022.

Trong báo cáo mới nhất, USDA ước tính sản cà phê trong niên vụ 2022/23 nước ta ở mức 29,75 triệu bao loại 60kg, thấp hơn 6% so với niên vụ 2021/22 và giảm 4% so với dự báo trước. Nguyên nhân lý giải cho sự suy yếu đến từ việc chi phí sản xuất tăng cao cũng như đây là năm mất mùa trong chu kỳ 2 năm được mùa một lần tại Việt Nam.

Lo ngại nguồn cung sụt giảm vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
Lo ngại nguồn cung sụt giảm vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.

Trong khi đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cũng ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 05 sẽ tăng mạnh 15,7% so với cùng kỳ năm 2022 lên 165.000 tấn. Tuy nhiên con số xuất khẩu trong tháng này lại thấp hơn 17,5% so với tháng trước và lũy kế xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm vẫn giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nhu cầu cà phê Robusta vẫn giữ được mức cao vì ngành công nghiệp sản xuất cà phê hòa tan còn cần loại cà phê "giá rẻ" này. Tình trạng khan hiếm đang có tác động rõ rệt khi giá cà phê Robusta trên sàn thế giới dù có xu hướng trái chiều vẫn giữ ở mức cao.

Theo chuyên gia, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang nhận được hỗ trợ tốt từ việc giá giao dịch và nội địa để hướng tới mục tiêu duy trì kim ngạch năm 2023 ở mức 4 tỷ USD.