Cho đến nay room tín dụng của ngân hàng là 13% và thông thường NHNN sẽ có một lần phân bổ hạn mức tín dụng cuối cùng vào cuối năm, song năm nay vẫn chưa chắc chắn. Theo đánh giá nội bộ, ngân hàng vẫn được xếp loại cao nhất, đó là lý do năm sau room tín dụng cho VIB cũng phải cao nhất hệ thống.

Lãnh đạo VIB:
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Song, ông Long cũng cho biết bất kể room tín dụng là bao nhiêu thì mô hình hoạt động của VIB vẫn rất năng động. Hạn mức tín dụng mà chính phủ cung cấp cho các khoản vay là 4-6 tháng. Và trong thời gian còn lại, chúng tôi dành nhiều thời gian cho các hoạt động kinh doanh phi tín dụng bằng cách tập trung khách hàng mở thẻ mới với 300.000 khách hàng Sapphire mỗi quý.

Điều này mang lại hạn mức tín dụng giúp làm giảm chi phí vốn và mở rộng sản phẩm cho khách hàng. Tương tự, ngân hàng có đủ thời gian cho hoạt động thẻ tín dụng, bảo hiểm và các hoạt động khác.

Như vậy, một mặt VIB có thể phát triển hoạt động kinh doanh cho vay đến hạn mức của NHNN. Mặt khác, lợi nhuận của VIB không chỉ phụ thuộc vào hoạt động cho vay mà còn phụ thuộc vào bảy hoạt động kinh doanh khác.

Về nhu cầu tín dụng, ông Long cho rằng ở Việt Nam, thị trường vốn và thị trường chứng khoán vẫn còn ở giai đoạn đầu nên nhu cầu huy động vốn, hỗ trợ tiêu dùng và kinh doanh còn rất hạn chế. Đó là lý do tại sao khi giao dịch lãi suất tăng cao nhưng ngân hàng vẫn không thể cung ứng được theo nhu cầu vay trong thời gian tới.

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, VIB đạt tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi đạt hơn 2.400 tỷ đồng, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động.

Chi phí hoạt động được kiểm soát ở khoảng 4.600 tỷ đồng, với mức tăng 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng doanh thu. Nhờ đó, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của Ngân hàng giảm xuống còn 35%, hiệu quả quản trị chi phí ở nhóm dẫn đầu ngành. Chi phí dự phòng ước tính đạt hơn 900 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.780 tỷ đồng.

Hết 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, thuộc nhóm hàng đầu thị trường.

Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của VIB đạt 341.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng đạt 228.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2021.

VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa, tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm 90% tổng danh mục cho vay, với trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp trong ngành, khoảng 2.100 tỷ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng vốn chủ sở hữu của VIB đạt 30.500 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2021, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Đối tác chiến lược CBA (Commonwealth Bank of Australia) là cổ đông lớn nhất của VIB với 20% vốn góp.

CBA được đánh giá là một trong những ngân hàng có vốn hóa lớn nhất (105 tỷ USD) và an toàn nhất thế giới với xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) ở mức a2 bởi Moody’s.

Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được duy trì trung bình 30% trong nhiều năm liên tục đã tạo ra nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của Ngân hàng. Hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB theo Basel II đạt mức cao trên 12,4%, so với quy định của NHNN là trên 8%.

Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng cơ sở khách hàng và tiền gửi, VIB luôn duy trì các hệ số thanh khoản ở mức an toàn cao, trong đó hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 75% (theo quy định là dưới 85%), hệ số tỷ lệ tài sản thanh khoản (MLH) là 17% (theo quy định là trên 10%) và hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (SML) 32% (theo quy định là dưới 34%).

VIB còn là một trong số ít các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng cao năm 2021, dựa vào kết quả đánh giá với điểm số về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.

Nhà băng này cũng là ngân hàng đầu tiên công bố hoàn tất 3 trụ cột Basel II vào năm 2020, đã áp dụng và tuân thủ chuẩn mực Basel III về quản trị rủi ro thanh khoản năm 2021, đồng thời là một trong số ít các ngân hàng đã phát hành báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2020 và 2021 theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Người nhà “sếp lớn” VIB đẩy mạnh các giao dịch khi giá cổ phiếu giảm sâu

Bố của ông Đỗ Xuân Hoàng - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), đã bán ra 4 triệu cổ phiếu ...

"Kình địch" của Honda SH xuất hiện với diện mạo "nóng bỏng": "Mê hoặc" phái mạnh

Tại Triển lãm EICMA 2022 diễn ra tại Milan, Italy, đối thủ của Honda SH đã trình làng với phiên bản mới cùng thiết kế ...

Thêm một Phó Tổng Giám Đốc VIB đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Trần Nhất Minh – Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc Khối ...