Theo thống kê từ GSMA, tính tới cuối năm 2018, khu vực châu Phi hạ Sahara là nơi có tỉ lệ sử dụng Mobile Money lớn nhất với 45,6%. Tiếp sau đó là khu vực Nam Á với 33,2% và Đông Á và Thái Bình Dương với 11%. Bangladesh, Indonesia và Pakistan là một vài ví dụ về các quốc gia có mức tăng trưởng Mobile Money cao ở châu Á.

5344 1 15935877678152042105017

Mặc dù liên tục tăng trưởng qua các năm, nhưng khoảng 1,7 tỉ người trưởng thành trên thế giới vẫn thiếu khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ngân hàng. Hầu hết trong số họ sống ở các nước đang phát triển mà tại đó các tổ chức tài chính tại đó chưa thể tiếp cận hết tới những vùng nông thôn hẻo lánh.

Dịch vụ Mobile Money ra đời đã cung cấp các giải pháp rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn cho các hộ nông dân nghèo. Một nghiên cứu của MIT và Đại học Georgetown đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về vai trò tích cực của Mobile Money trong việc chấm dứt nghèo đói. Nghiên cứu chỉ ra rằng M-Pesa (một dịch vụ Mobile Money nổi tiếng tại Kenya) đã giúp 194.000 hộ gia đình Kenya thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực.

0622 screen shot 2020 06 30 at 160346 1593507850817103456383 01 15935812834161288570181

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Mobile Money đã giúp phụ nữ độc lập hơn về tài chính, giúp họ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp hơn. Ước tính rằng có 185.000 phụ nữ ở Kenya chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang kinh doanh hoặc bán lẻ.

Ngoài trợ giúp cho dân nghèo, Mobile Money tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trở thành đại lí và thêm một nguồn thu nhập ổn định mới cho họ.

Mobile Money là gì và sự khác biệt với ví điện tử?

Theo GSMA, Mobile Money có thể được hiểu ngắn gọn là tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động. Định nghĩa này rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ này, nhất là từ góc độ người tiêu dùng.

Mobile Money là công nghệ cho phép người dùng chuyển nhận, thanh toán tiền bằng điện thoại di động. Mobile Money lưu trữ tiền trong tài khoản điện tử an toàn, được liên kết với số điện thoại định danh cá nhân của người dùng.

Dịch vụ cho phép người dùng sử dụng Mobile Money để mua các mặt hàng trong các cửa hàng hoặc trực tuyến, thanh toán hóa đơn, học phí…. hay rút tiền mặt tại các đại lí ủy quyền.

Về bản chất, Mobile Money tương tự như ví điện tử, cũng là một dạng tiền điện tử (e–money), nhưng lại khác biệt rõ với Mobile Banking, dịch vụ ngân hàng qua di động (là công cụ của ngân hàng, kết nối với tài khoản khách hàng để thực hiện các dịch vụ truyền thống như gửi tiền, cho vay, thanh toán...).

Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa Mobile Money với các dịch vụ e-money hiện có như ví điện tử, Mobile Banking là việc không yêu cầu liên kết với tài khoản ngân hàng chủ yếu để thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền với giá trị giao dịch nhỏ. Điều kiện này phục vụ cho việc có thể sử dụng Mobile Money ở những nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo, không có các chi nhánh ngân hàng.

Cũng chính do sự "không liên kết" với ngân hàng đó mà cũng tạo ra một số rủi ro trong quá trình áp dụng như rửa tiền, chuyển tiền trái phép, dùng tiền vào các hoạt động phi pháp như đánh bạc khi nguồn tiền vào Mobile Money không được kiểm soát qua ngân hàng.

Mobile được vận hành như thế nào?

Mobile Money đã tạo nên lịch sử thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới và sắp tới sẽ được thí điểm tại Việt Nam nhưng tới nay vẫn chưa có qui định chính thức về việc vận hành loại tiền này.

Trên thế giới, Mobile Money được vận hành và quản lí theo 4 mô hình nhưng thường được cung cấp bởi các nhà mạng.

0026 105047743 293426645367051 4632425591938530945 n

Tại Việt Nam các nhà mạng lớn đang lên dây cót sẵn sàng cho việc ứng dụng Mobile Money, Viettel, Vinaphone đã được NHNN cấp phép trung gian thanh toán và có thể thí điểm ngay. Đây chính là cơ hội cho các tên tuổi lớn viễn thông lấn sân sang mảng dịch vụ tài chính.

Vào cuối tháng 5, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 84 trong đó có nội dung đồng ý thực hiện thí điểm việc dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Tuy nhiên, theo cho biết từ đại diện NHNN vào cuối tháng 6, NHNN đang phối hợp với các bộ ngành để trình Thủ tướng phương án cụ thể cuối cùng.

Tiềm năng phát triển Mobile Money tại Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia, Mobile Money đang có lợi thế phát triển tiềm năng tại Việt Nam. Với dân số lên tới 96 triệu người, trong đó 35% người dân sống ở nông thôn. Việt Nam có tới 75% số người dân sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Dịch COVID-19 cũng là một trong những tác nhân giúp thúc đẩy nhanh tiến trình ứng dụng Mobile Money, nhằm giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, đứng trước cơ hội lớn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV đã chỉ ra thách thức chính của việc phát triển Mobile Money tại Việt Nam.

Trước hết là thói quen thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam không dễ dàng thay đổi một sớm một chiều.

Với đặc thù là sản phẩm công nghệ cao, được cung cấp chủ yếu qua các nhà mạng, việc giám sát và quản lí Mobile Money cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như NHNN, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công An…v.v.

Thậm chí, nếu việc định danh khách hàng, quản lí sim rác và giao dịch ẩn danh không được thự hiện chặt chẽ, Mobile Money có thể là kênh để "Rửa giao dịch", ảnh hưởng đến công tác phòng chống rửa tiền.

Đồng nát sắt vụn sôi động trên sàn thương mại điện tử

KTCKVN - Các sản phẩm ve chai, đồng nát sắt vụn bất ngờ được rao bán rầm rộ trên các sàn thương mại điện tử ...

Thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng chọn nghề nghiệp trong tương lai

KTCKVN - Tác động của đại dịch COVID - 19 được xem như chất xúc tác đem đến nhiều cơ hội chuyển đổi số mới ...

Mobile Money: Miếng bánh nào cho kẻ đến sau

KTCKVN - Gia nhập thị trường khi hệ thống ngân hàng đã lớn mạnh, các ví điện tử lớn cũng đã giành được chỗ đứng, ...