TCB: Tăng trưởng CASA vượt bậc
Ảnh minh họa.

Lợi nhuận sau thuế của TCB tăng trưởng 10% yoy, từ mức 18,415 tỷ đồng năm 2021 lên mức 20,436 tỷ đồng năm 2022. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế chủ yếu đến từ việc giảm trích lập dự phòng. Cụ thể, chi phí dự phòng đã ghi nhận giảm 27,35% yoy do giảm trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng cho khoản phải thu từ hợp đồng bán nợ.

CIR của TCB tăng từ mức 30.13% năm 2021 lên mức 32.75% năm 2022, tương ứng mức tăng 8,7%. Tốc độ tăng chi phí hoạt động nhanh hơn tốc độ tăng trưởng TOI cho thấy TCB đang kiểm soát chi phí chưa tốt. Bên cạnh đó, NIM của TCB năm 2022 giảm 3.5% so với năm 2021, đạt mức 4,93%. NIM giảm cho thấy khả năng sinh lời của TCB đang có dấu hiệu sụt giảm. ROA, ROE tương ứng giảm 9,6% và 9%, lần lượt đạt mức 2.92% và 18.02% năm 2022.

Tỷ lệ nợ xấu của TCB tương đối thấp, ở mức 0,92% năm 2022. Tuy nhiên, NPL của TCB đã tăng 37,31% so với năm 2021. Đây là mức tăng đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ xấu đã tăng gần một nửa chỉ trong 1 năm, cho thấy những chuyển biến tiêu cực từ thị trường bất động sản của Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến TCB khi các khoản cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của TCB chiếm đến 25,9% so với tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng của Techcombank. Nếu thị trường bất động sản tại Việt Nam tiếp tục chuyển biến tiêu cực trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng nhiều đến TCB.

CASA của TCB tăng mạnh nhờ các chính sách sản phẩm tốt nhằm thu hút thêm nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2022, CASA của TCB đạt mức 45.6%, tăng 35.31% yoy cho thấy TCB triển khai các dịch vụ mới, công nghệ mới tương đối hiệu quả, thể hiện sắc nét hơn năng lực cạnh tranh của TCB trong ngành ngân hàng và tiếp tục điền tên mình vào top các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất tại Việt Nam. Đây là một cơ sở vững chắc để TCB tạo nên lợi thế lớn về lãi suất cho vay.

TCB: Tăng trưởng CASA vượt bậc
Ảnh minh họa.

Vốn chủ sở hữu của TCB tăng trưởng 22% yoy, từ mức 93,041 tỷ đồng năm 2021 lên mức 113,425 tỷ đồng năm 2022; Tổng tài sản của TCV cũng tăng trưởng tương đối tốt ở mức 23%, đạt 699,033 tỷ đồng năm 2022, nằm trong top những ngân hàng tầm trung có quy mô tài sản lớn nhất. Tăng trưởng về cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lần lượt là 21% và 13.8%, đạt mức 415,752 tỷ đồng và 358,404 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản phải thu của TCB tăng đột biến từ mức 28,117 tỷ đồng năm 2022 lên mức 61,609 tỷ đồng năm 2021, tương ứng mức tăng 119.11% cho thấy TCB đang bị tăng mức chiếm dụng vốn lên rất cao, việc không quản lý tốt các khoản phải thu sẽ khiến TCB mất chi phí cơ hội sử dụng vốn và tăng trích lập dự phòng, gián tiếp làm giảm hiệu quả sinh lời của TCB. Bên cạnh đó, lãi và phí dự thu của TCB cũng tăng mạnh, từ mức 5,808 tỷ đồng năm 2021 lên mức 8029 tỷ đồng năm 2022, tương ứng tăng 38,24% yoy. Việc tăng nhanh các khoản lãi và phí dự phu cũng cho thấy chất lượng tài sản của TCB đang bị ảnh hưởng xấu.

Việt Anh