1748-ttktm
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tại nhiều ngân hàng như Vietcombank, TPBank, VPBank lượng khách hàng giao dịch qua trực tuyến chiếm hơn 90%, khách hàng giao dịch tại quầy chỉ 90%.

Cập nhật mới nhất của Vụ Thanh toán, 7 tháng đầu năm số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Nhất là số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng, tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Con số trên cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh.

Có kết quả tích cực trên, phải kể đến nỗ lực rất lớn của các NHTM. Ngoài cung cấp các dịch vụ tiện ích hiện đại, các ngân hàng còn triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến vừa nhằm hỗ trợ người dân và DN bị ảnh hưởng do Covid-19, vừa khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó tính đến nay 45/45 ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ từ 2 triệu đồng trở xuống. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau hai đợt giảm phí lên tới khoảng 1.004 tỷ đồng.

Ông Phạm Tiến Dũng đánh giá, thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất mạnh thời gian qua, hành lang pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, dùng tiền mặt trong thanh toán hiện vẫn là thói quen cố hữu của không ít người tiêu dùng. Bởi vậy để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại, theo ông Phạm Tiến Dũng cần những đòn bẩy chính sách và sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông. Đặc biệt, khuôn khổ pháp lý cũng cần hoàn thiện hơn nữa.

TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, để thay đổi thói quen đó, Chính phủ phải có chương trình truyền thông đến đại bộ phận dân chúng về chủ trương lớn này để chính sách ngấm dần tới từng người dân mới kỳ vọng thay đổi thói quen. Song song với đó cần phải lắp đặt phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả mọi phương tiện từ trạm xăng, thu phí, cửa hàng tiện ích... nhất là phải đẩy mạnh thanh toán các dịch vụ công không chỉ theo hướng khuyến khích nữa mà có chế tài rõ ràng. Ngoài hạ tầng công nghệ hiện đại, vấn đề bảo mật cần được các ngân hàng đầu tư đảm bảo an toàn cho các giao dịch, gia tăng lòng tin đối với người dân.

“Phải triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp, cơ chế chính sách, lúc đấy Việt Nam mới tiến tới nền kinh tế phi tiền mặt. Nếu không chỉ dừng lại ở chủ trương”, TS. Hiếu đưa ra lời khuyên.

Còn về phía ngân hàng, Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, ngân hàng sẽ tập trung phân khúc khách hàng trẻ. Đây là tệp khách hàng quan trọng của TPBank. Họ rất tiềm năng, rất am hiểu và yêu thích công nghệ, cũng là lực lượng lao động chủ lực 10 năm tới. Vì vậy, TPBank xác định đây là phân khúc khách hàng quan trọng, từ đó chiến lược sản phẩm, dịch vụ đều xoay trục quanh tệp khách hàng này. Đặc biệt, TPBank đang tạo ra hệ sinh thái đa dạng để phục vụ khách hàng.

Về phía NHNN, mới đây nhất Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang nghiên cứu và xây dựng dự thảo và xin ý kiến của các bộ, ngành về Thông tư thay thế Thông tư 23 trong đó có quy định mới liên quan đến eKYC - được kỳ vọng thay đổi mạnh thói quen người tiêu dùng. Theo dự thảo, NHNN sẽ kết hợp với cơ quan công an để sử dụng thông tin được lưu trữ trong dữ liệu công dân và quan trọng nhất là trao quyền cũng như trách nhiệm cho các tổ chức cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán; xác định, đảm bảo được giải pháp về mặt công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc định danh của những người tham gia sử dụng những dịch vụ này

“NHNN sẽ cố gắng ban hành sớm trong tháng 10/2020”, Phó Thống đốc thông tin thêm.

SSI Research ước tính lãi một số ngân hàng trong quý III

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research công bố ước tính lợi nhuận của 9 ngân hàng trong quý III và lũy ...

Những tác động ban đầu của giảm lãi suất điều hành

Các ngân hàng cũng đang lên kế hoạch giảm lãi suất đối với những khoản vay cũ giữ chân khách hàng...

Đẩy mạnh tiềm lực tài chính, ngân hàng tăng tốc lên sàn chứng khoán

Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã lấy lại phong độ khi trở thành nhóm “dẫn sóng” trên thị trường chứng khoán. ...