5613-ctcp-transimex
Hình minh họa

Lãi suất trái phiếu là 6%/năm. Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp logistics này sẽ huy động được 200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2021 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Thời gian sử dụng vốn dự kiến bắt đầu từ quý 2/2021 sau khi việc huy động vốn hoàn tất.

Trong 200 tỷ đồng vốn huy động được, TMS sẽ dùng 50 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Dịch vụ Logistics Thăng Long để thực hiện dự án Trung tâm Logistics Thăng Long giai đoạn 2 và 60 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Logistics Vĩnh Lộc để thực hiện dự án Trung tâm Logistics Vĩnh Lộc giai đoạn 1.

5625-huy-dong-trai-phieu-1
Kế hoạch sử dụng vốn của TMS. Nguồn: TMS

Ngoài ra, HĐQT cũng thông qua việc bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Transimex Hi-Tech Park Logistics vay vốn trung dài hạn tại Ngân hàng với hạn mức không quá 140 tỷ đồng và thông qua việc Công ty sẽ vay vốn lưu động tại ngân hàng với hạn mức không quá 100 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, mới đây, CTCP Đầu tư Toàn Việt vừa đăng ký bán 2 triệu cp TMS từ ngày 24/02 - 23/03/2021, nhằm hạ sở hữu từ 4,16 triệu cp (5,1% vốn) xuống còn 2,16 triệu cp (2,7% vốn). Được biết, ông Bùi Tuấn Ngọc hiện là đồng Chủ tịch của cả TMS và Đầu tư Toàn Việt.

Về tình hình kinh doanh, TMS ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng 2020 lần lượt tăng 48% và 47% so với năm trước, đạt 3.462 tỷ đồng và 315 tỷ đồng.

Trong năm 2020, TMS dự kiến đem về 2,279 tỷ đồng doanh thu thuần (giảm 3%) và 368 tỷ đồng lãi trước thuế (tăng 44% so với thực hiện năm trước). So với kế hoạch, doanh nghiệp logistics này đã vượt 52% kế hoạch doanh thu và gần như đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Trên thị trường, sau khi mức đáy được thiết lập hồi cuối tháng 3, giá cổ phiếu TMS dường như tăng liên tục và hiện đang giao dịch quanh mức 38.500 đồng/cp (10h30 phiên 26/02/2021), tăng 28% qua 1 quý trở lại đây, với khối lượng giao dịch bình quân gần 62.000 cổ phiếu/phiên.