Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, vượt qua ba "ông lớn" BIDV (50.585 tỷ đồng), VietinBank (48.058 tỷ đồng) và Vietcombank (47.325 tỷ đồng).

VPBank “vượt mặt” Big4 trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống
Nợ xấu hợp nhất tại ngân hàng VPBank tính đến 30/9/2022 cũng tăng tới 24% so với đầu năm.

Ngày 29/9/2022, VPBank đã chốt danh sách cổ đông để phát hành 2,23 tỷ cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị phát hành là 22.377 tỷ đồng với tỷ lệ phát hành 50%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tức cổ đông sở hữu hai cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền được nhận thêm một cổ phiếu mới.

Nguồn vốn bao gồm nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 21.002 tỷ đồng và nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 1.374 tỷ đồng. Sau khi triển khai phương án, vốn điều lệ của ngân sẽ tăng từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, ngân hàng cũng đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 17,642%.

Trước đó, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022

Cũng trong năm nay, ngân hàng cũng dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Nếu hoàn tất các đợt phát hành trên, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng từ 45.056 tỷ đồng lên 79.334 tỷ đồng, mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Tính đến cuối tháng 9, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã đạt 102.360 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm ngoái. Như vậy, VPBank đang đứng thứ 4 trong nhóm ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, VPBank thu về hơn 30.738 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 19% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đến 38% so với cùng kỳ, thu được 34.978 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng dành ra hơn 15.141 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 11%. Kết quả, VPBank báo lãi trước thuế gần 19.837 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 15.783 tỷ đồng, tăng 68%.

Nếu so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 107% lên khoảng 29.700 tỷ đồng trong năm 2022, VPBank đã thực hiện được gần 67% sau 9 tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh con số lợi nhuận tăng trưởng mạnh, điểm đáng lưu ý là khoản lãi và phí phải thu (lãi dự thu) và nợ xấu của VPBank tăng mạnh trong 9 tháng qua.

Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2022, lãi dự thu tại VPBank tăng tới 34% so với đầu năm, lên gần 6.577 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản phải thu cũng tăng 15% lên hơn 44.734 tỷ đồng.

Lãi dự thu là khoản lãi dự kiến sẽ thu được trong tương lai và là một phương thức hạch toán trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lãi dự thu không thể thu hồi trong thời gian dài có thể do nợ xấu hoặc bên phải trả mất khả năng thanh toán thì sẽ có những rủi ro nhất định. Con số lãi dự thu càng lớn, khả năng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng càng cao.

Nợ xấu hợp nhất tại ngân hàng VPBank tính đến 30/9/2022 cũng tăng tới 24% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm lớn nhất với hơn 5.679 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần so với đầu năm. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 4,57% hồi đầu năm lên 5,02%.

Tính riêng Ngân hàng mẹ, tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2022 hơn 8.497 tỷ đồng, tăng 51% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng tăng từ mức 2,01% đầu năm lên 2,83%.

Điểm đáng lưu ý trong bức tranh kinh doanh tại VPBank 9 tháng qua chính là vấn đề dòng tiền.

Cụ thể, tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tại VPBank bị âm hơn 14.880 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 dương hơn 24.028 tỷ đồng). Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 15.008 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương hơn 23.909 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 172 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 chỉ âm gần 31 tỷ đồng) và duy nhất chỉ có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 300 tỷ đồng.

Thông thường dòng tiền vào - ra lớn nhất của các ngân hàng chủ yếu từ thu nhập lãi - chi phí lãi và cho vay - tiền gửi khách hàng. Nếu ngân hàng đẩy mạnh cho vay, phần tiền tăng thêm từ tiền gửi khách hàng không đủ bù cho lượng tăng thêm do cho vay cũng là một yếu tố khiến dòng tiền thuần trong kỳ bị hao hụt.

Tuy nhiên, ngoài tác động từ dòng tiền lớn này, còn có những trường hợp đặc biệt cũng khiến tiền của nhiều nhà băng vơi bớt do giảm tiền gửi của kho bạc nhà nước (KBNN), tăng đầu tư chứng khoán, hay phải thanh toán công nợ hoạt động/giảm tiền vay các TCTD khác…

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Dự thảo: Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể được nới room ngoại lên 49%

Những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu (room) của nhà ...

VNDirect: VPBank, MB, HDBank và Vietcombank sẽ được ưu tiên trong đợt cấp ‘room’ tín dụng mới 2023

Theo VNDirect, nhóm 4 ngân hàng tham gia vào việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, sẽ được nhận hạn mức tín ...

Ngân hàng nào có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực NIM thu hẹp?

Theo các chuyên gia tại VNDiret, những ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ và tỷ lệ CASA cao sẽ có khả năng ...