Trên sàn HoSE, lực bán đang tỏ ra áp đảo và lấn át thị trường khi chỉ số VN-Index giảm đến 14.58 điểm (-1.18%) xuống mức 1,223.81 điểm cùng 409 mã giảm và 99 mã tăng. Thanh khoản tại HoSE giảm xuống mức 26,989.2 tỷ đồng với tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt 1.2 tỷ cổ phiếu. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1.7 tỷ đồng với 67.5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Chỉ số VN30 giảm đến 13.89 điểm (-1.11%) xuống mức 1,234.06 điểm cùng 22 mã giảm giá và chỉ 6 mã tăng giá. Nhóm cổ phiếu bluechip giảm ít hơn chỉ số chung cho thấy tâm lý tiêu cực đang lan rộng trên toàn bộ cổ phiếu trên thị trường. Trong đó, mức tăng mạnh nhất đến từ những cổ phiếu ngân hàng như VIB với mức tăng 3.3% lên mức 21,700 đồng/cổ phiếu và SAB với 2.2% lên mức 85,200 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, CTG cũng tăng tương đối tốt với 2% lên mức 33,200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ mức tăng này không đủ để đỡ thị trường giữ được sắc xanh

Nhóm bất động sản giảm kỷ lục lên đến 4.05% với 61 mã giảm và 7 mã tăng. Số cổ phiếu giảm giá không tăng đáng kể so với phiên sáng nhưng mức giảm tăng lên gần gấp đôi khi 2 trụ cột chính là VHM và VIC giảm lần lượt 5.95% và 6.25% xuống mức 49,000 đồng/cổ phiếu và 55,500 đồng/cổ phiếu.

Mức giảm tương đối sâu này vô tình đã kéo chỉ số VN-Index giảm đến 6.9 điểm và tiếp tục cản bước thị trường tăng giá trở lại. Bên cạnh đó, BMC (-0.99%), VRE (-0.34%), NVL (-6.27%), KDH (-1.98%), PDR (-3.24%)… cũng điều chỉnh mạnh.

Tuy giảm sâu nhưng NVL vẫn là cổ phiếu bất động sản được ưa chuộng giao dịch nhất thị trường với thanh khoản toàn phiên đạt 76.9 triệu cổ phiếu, chỉ đứng sau HPX với mức giảm sàn lên đến 6.96% với khối lượng giao dịch cao nhất thị trường đạt 83.2 triệu cổ phiếu được khớp. Dường như tin tức cổ phiếu HPX sắp bị đình chỉ giao dịch đã khiến tâm lý bán tháo từ nhà đầu tư diễn ra tương đối mạnh.

Nhóm chứng khoán sau phiên lên mây, hầu như đều tăng gần kịch trần đã hứng chịu phiên giảm điểm liên tiếp với SSI (-0.42%), VND (-1.43%), VCI (-1.83%), HCM (-3.25%), VIX (-3.5%), FTS (-3.87%)… Trong đó, 3 cổ phiếu SSI, VND và VIX vẫn được nhà đầu tư giao dịch với khối lượng tương đối lớn.

Nhóm ngân hàng đã không còn giữ được sắc xanh khi chỉ có MBB và CTG tăng giá tích cực còn những cổ phiếu đầu ngành khác như BID (-0.53%), VPB (-0.22%), TCB (-0.29%), ACB (-0.44%) đều điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, mức giảm chung của nhóm này là tương đối thấp với chỉ 0.03% khi lực mua và bán khá cân bằng.

3 mã tăng trần trong phiên hôm nay gọi tên BMC, TCO và APG.

Ở chiều ngược lại, TTE, HPX, TGG, VAF, AGM, QCG và IBC đều giảm sàn. Trong đó, cổ phiếu IBC của công ty Apax Holdings do Shark Thủy điều hành đã rớt giá xuống chỉ còn 1,900 đồng/cổ phiếu – tương ứng chỉ bằng 19% mệnh giá sau liên tiếp những lần chậm trễ trong việc công bố thông tin. Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng đã ra quyết định chuẩn bị đưa cổ phiếu này vào diện đình chỉ giao dịch sau nhiều lần nhắc nhở và cảnh báo.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp với lực bán giảm đi tương đối chỉ ở mức 209.49 tỷ đồng. Những cổ phiếu bị bán mạnh là VHM, HPG, VIC, STB, SAB, VCI, MWG, SHB, HCM. Ở chiều ngược lại thì VNM và KBC vẫn được khối này mua ròng đến gần 200 tỷ đồng.

Kết phiên 14/9: VN-Index mất gần 15 điểm, nhóm cổ phiếu khai khoáng vượt bão
VN-Index mất gần 15 điểm, nhóm cổ phiếu khai khoáng vượt bão

Trên sàn HNX, số mã giảm lên đến 147 mã và chỉ có 55 mã tăng đã khiến HNX-Index giảm 4.25 điểm (-1.66%) xuống mức 251.86 điểm. Thanh khoản tại sàn HNX có phần nhỉnh hơn với 2,807.9 tỷ đồng cùng 131.1 triệu cổ phiếu giao dịch trong phiên. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 608 triệu đồng cùng 12.8 triệu cổ phiếu được khớp.

Những cổ phiếu tiêu biểu như HUT và CEO lần lượt giảm kéo theo chỉ số HNX-Index giảm sâu. Kế đó là SHS, IDC, VCS, VFS, IPA. Ở chiều ngược lại, KSV vẫn tăng đến 5.6% bất chấp thị trường chung giảm điểm cùng 2 cổ phiếu nhà khí đốt là PVS và PVD lần lượt tăng 1.88% và 1.13%.

Tăng giá tích cực nhất gọi tên những cổ phiếu riêng lẻ như CMS, SFN, L61, KDM, HMH với mức tăng trần gần 10%. 2 cổ phiếu VLA và SDT giảm sang với mức giá lần lượt giảm xuống 19,000 đồng/cổ phiếu và 4,000 đồng/cổ phiếu.

Trên sàn UpCOM, tâm lý tiêu cực vẫn bao trùm khi chỉ số UpCOM-Index giảm 0.53 điểm (-0.56%) xuống mức 93.65 điểm cùng 185 mã giảm giá và 101 mã tăng giá. Thanh khoản tại UpCOM giảm mạnh xuống mức 1,036.4 tỷ đồng cùng 65.6 triệu cổ phiếu sang tay. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 22.5 triệu đồng với khối lượng giao dịch đạt 1.1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

BSR và SBS lần lượt giảm 2.27% và 2.02% xuống mức 21,500 đồng/cổ phiếu và 9,700 đồng/cổ phiếu và có khối lượng giao dịch lớn nhất UpCOM với 13.3 triệu cổ phiếu và 6 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tiếp tục giảm trong phiên giao dịch hôm nay. Trong đó, hợp đồng VN30F2309 giảm 10 điểm xuống mức 1,235 điểm với khối lượng mở cao nhất đạt 44,543 hợp đồng và khối lượng giao dịch trong phiên đạt 286,810 hợp đồng; kế sau là VN30F2310 với mức giảm 6.5 điểm xuống 1,237.5 điểm cùng với khối lượng giao dịch trong phiên đạt 1,521 hợp đồng và khối lượng mở đạt 2,584 hợp đồng.

Trên thị trường chứng quyền, mã CVPB2307 giảm nhẹ 1.6% xuống mức 630 đồng/cổ phiếu và đạt khối lượng giao dịch lớn nhất toàn thị trường với 2.3 tỷ đơn vị. Khối lượng giao dịch khớp lớn thứ 2 thị trường gọi tên CVHM2309 với mức giảm đến 31.7% xuống chỉ còn 280 đồng/cq cùng khối lượng khớp đạt hơn 2 tỷ đơn vị.

Phiên sáng: Nhóm bất động sản giảm sâu, thị trường chìm trong biển lửa

Sau phiên giảm điểm nhẹ hôm qua, thị trường tiếp tục bao trùm trong sắc đỏ khi VN-Index giảm 6.17 điểm (-0.5%) xuống mức 1,232.22 điểm cùng 336 mã giảm và chỉ có 116 mã tăng giá.

Hầu hết các cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 giảm điểm nhẹ tương đối so với toàn thị trường khi chỉ số này đóng cửa ở mức giảm 5.19 điểm (-0.42%) xuống mức 1,242.76 điểm cùng 17 mã giảm và 9 mã tăng.

Hầu hết cả thị trường đều chìm trong sắc đỏ, những cổ phiếu bluechip như VIC, VHM, VCB, HPG, FPT, VPB điều chỉnh giảm kéo cả thị trường giảm sâu. Hầu hết chỉ có những cổ phiếu ngân hàng có tăng nhẹ nhưng dường như chỉ vậy là không đủ để gánh thị trường vượt qua mức đỉnh cũ trước tâm lý e ngại dần lộ rõ từ nhà đầu tư.

Thị trường quốc tế: Tăng giảm đan xen

Thị trường Mỹ đóng của với sắc xanh đỏ đan xen khi Dow Jones giảm 0.2% xuống mức 34,575.53 điểm, S&P 500 tăng nhẹ 0.12% lên mức 4,467.44 điểm và Nasdaq tăng 0.29% lên mức 13,813.59 điểm.

Thị trường Châu Á chỉ có Hang Seng điều chỉnh nhẹ 0.22% xuống mức 17,969.38 điểm, còn lại đều tăng tích cực với Nikkei 225 tăng 1.46% lên mức 33,182.62 điểm, Shanghai Com tăng 0.04% lên mức 3,124.43 điểm và Singapore tăng 0.52% lên mức 235.7 điểm.