Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index giảm đến 39.85 điểm ngay trong phiên đầu tuần xuống mức 1,153.2 điểm cùng 495 mã giảm giá và 45 mã tăng giá. Thanh khoản tại HoSE đạt 23,495.6 tỷ đồng cùng khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.8 tỷ cổ phiếu cùng khối lượng giao dịch đạt 92.5 triệu cổ phiếu sang tay.

Nhóm VN30 giảm 37.75 điểm (-3.15%) xuống mức 1,159.94 điểm cùng 26 mã giảm và chỉ 3 mã tăng. Chỉ có SSB là tăng nổi bật nhất với mức tăng 2% lên 26,000 đồng/cổ phiếu. Ở chiều ngược lại thì có đến 4 mã giảm sàn là SHB giảm 6.8% xuống 11,000 đồng/cổ phiếu, GVR giảm 6.9% xuống mức 20,350 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 6.9% xuống mức 30,350 đồng/cổ phiếu cùng VIC với mức giảm cao nhất với 7% xuống 46,500 đồng/cổ phiếu.

Hầu hết tất cả nhóm ngành trên thị trường đều nhuốm đỏ. Đáng chú ý, nhóm chứng khoán "trắng bên mua" với 22 mã giảm sàn và 3 mã giảm giá đã kéo chỉ số nhóm này giảm đến 7.23% xuống mức 137.09 điểm. Tác động tiêu cực từ nhóm chứng khoán lan tỏa là một phần khiến cho cả thị trường giảm mạnh. Trong đó, SSI (-6.9%), VND (-6.87%), VCI (-6.96%), HCM (-6.91%), VIX (-6.76%), FTS (-6.97%), BSI (-6.93%),…

3 cổ phiếu nhóm chứng khoán là SSI, VND và VIX vẫn được giao dịch sôi nổi nhất với tổng khối lượng giao dịch đạt 120.5 triệu cổ phiếu mặc dù đều giảm sàn.

Nhóm bất động sản với 37 mã giảm sàn và 28 mã giảm giá cũng diễn biến tương đối tiêu cực. 2 trụ cột nhà Vin là VHM và VIC với mức giảm lần lượt 2.08% và 7% đã kéo cả thị trường đi xuống. Bên cạnh đó, NVL, PDR, DIG, NLG đồng loạt giảm sàn, BCM (-2.16%), VRE (-2.92%), KBC (-6.76%), KDH (-4.55%) cũng giảm sâu.

Nhóm ngân hàng mặc dù cũng giảm nhưng mức giảm là tương đối nhẹ. Trong đó, VCB đứng giá, BID (-2.06%), CTG (-5.85%), VOB (-4%), TCB (-3.53%), MBB (-3.21%), ACB (-1.35%), STB (-3.8%)… Chỉ số rổ cổ phiếu ngân hàng chỉ ghi nhận giảm 2.49% là tín hiệu tích cực khi toàn thị trường giảm sâu.

Nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản và vật liệu xây dựng cũng giảm sâu với VHC giảm 6.92% xuống mức 78,000 đồng/cổ phiếu, ANV giảm 6.93% xuống mức 14,300 đồng/cổ phiếu, IDI giảm 6.82% xuống mức 14,350 đồng/cổ phiếu, HPG giảm 4.76% xuống mức 26,000 đồng/cổ phiếu, HSG giảm 6.96% xuống mức 20,050 đồng/cổ phiếu…

Trong bối cảnh toàn thị trường tâm lý bán tháo mạnh thì vẫn có một vài cổ phiếu riêng lẻ đi ngược cơn bão như SRF tăng 7% lên mức 9,940 đồng/cổ phiếu, ITA tăng 6.91% lên mức 5,880 đồng/cổ phiếu, HRC tăng 6.91% lên mức 48,750 đồng/cổ phiếu, L10 tăng 6.79% lên mức 19,650 đồng/cổ phiếu, DLG tăng 6.61% lên mức 2,740 đồng/cổ phiếu.

Trái ngược với áp lực bán áp từ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại mua ròng đến 708.19 tỷ đồng và chấm dứt chuỗi bán ròng 5 phiên liên tiếp. Những cổ phiếu như HPG, SSI, VHM, VNM, VCB, MWG, FRT, VIC đều được khối này mua mạnh. Ở diễn biến ngược lại thì MSN, STB, PVT, DGC, VCI bị khối này xả hàng nhưng giá trị bán không quá nhiều.

Kết phiên 25/9: Nhóm chứng khoán “múa bên trăng”, VN-Index
Nhóm chứng khoán “múa bên trăng”, VN-Index mất gần 40 điểm

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 11.65 điểm (-4.79%) xuống mức 231.5 điểm cùng 165 mã giảm và 45 mã tăng. Thanh khoản tại HNX đạt 2,713.6 tỷ đồng cùng khối lượng giao dịch đạt 152.4 triệu cổ phiếu. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 650.4 triệu đồng cùng hơn 25 triệu cổ phiếu được sang tay.

Trên sàn UpCOM, số lượng mã giảm tăng đến 232 cổ phiếu cùng 95 mã tăng giá, chỉ số UpCOM-Index giảm 2.06 điểm xuống mức 88,7 điểm. Thanh khoản tại UpCOM đạt 1,238.2 tỷ đồng cùng 75.4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 98 triệu đồng cùng khối lượng giao dịch đạt hơn 2.7 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm mạnh. Trong đó, VN30F2310 giảm 30.1 điểm xuống mức 1,162.5 điểm cùng khối lượng giao dịch nhiều nhất thị trường đạt 235,996 hợp đồng cùng khối lượng mở đạt 45,544 hợp đồng; VN30F2311 giảm 25 điểm xuống mức 1,165 điểm cùng khối lượng giao dịch chỉ đạt 331 hợp đồng được khớp.

Trên thị trường chứng quyền, CHPG2323 ghi nhận giảm 25.7% xuống mức 550 đồng/cq với khối lượng khớp đạt 3.3 triệu chứng quyền và được giao dịch sôi nổi nhất thị trường chứng quyền. Kế sau là CACB2303 giảm 9.7% xuống mức 560 đồng/cq cùng khối lượng giao dịch đạt hơn 2.5 triệu chứng quyền.

Phiên sáng: Thị trường ảm đạm, thanh khoản cạn kiệt

Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến với thế trận giằng co khi đã có lúc VN-Index giảm mạnh sau phiên mở cửa và cũng có lúc tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, kết phiên sáng, VN-Index vẫn đóng cửa giảm nhẹ 1.07 điềm (-0.09%) xuống mức 1,191.98 điểm.

Chỉ số VN30 giảm nhẹ 1.17 điểm (-0.1%) xuống mức 1,196.52 điểm với 15 mã giảm và 11 mã tăng. Chỉ số HNX-Index ghi nhận giảm 0.09 điểm (-0.04%) xuống mức 243.06 điểm và chỉ số UpCOM tăng nhẹ 0.04 điểm (+0.04%) lên mức 90.8 điểm.

Tác động tích cực nhất đến VN-Index là VHM với 0.65 điểm, GAS với 0.46 điểm cùng VNM với 0.36 điểm. Ngoài ra, SSB, GBR, MWG, KBC cũng cùng nhau gồng gánh chỉ số. Ở chiều ngược lại, BID và MSN lần lượt lấy đi 0.81 điểm và 0.71 điểm. VIC, EIB, FPT, CTG, VIX, BCM cũng tác động tiêu cực đến thị trường.

Thị trường quốc tế: Tâm lý tiêu cực vẫn còn

Thị trường Mỹ vẫn bị tâm lý tiêu cực áp đảo với Dow Jones giảm 0.31% xuống mức 33,963.84 điểm; S&P 500 giảm 0.23% xuống mức 4,320.06 điểm và Nasdaq giảm 0.09% xuống mức 13,211.81 điểm.

Thị trường Châu Á tăng giảm đen xen với Hang Seng giảm 1.24% xuống mức 17,833.19 điểm; Nikkei 225 tăng 0.83% lên mức 32,672.76 điểm, Shanghai Com giảm 0.39% xuống mức 3,120.24 điểm và Singapore Straits tăng nhẹ 0.22% lên mức 3,211.73 điểm.