Nếu khung cảnh bên ngoài của nhà kho Yousuf Najmuddin sôi động bao nhiêu thì bên trong lại yên tĩnh đến lạ. Nhân viên của kho có vẻ hối hả để tìm sản phẩm đóng gói cho đơn đặt hàng, nhưng số lượng đơn đã không còn nhiều như trước đây.

Văn phòng của Najmuddin nằm ở góc nhỏ của một con phố, tiếng thông báo có đơn đặt hàng mới thông qua Daraz - trang thương mại điện tử lớn nhất Pakistan thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba vẫn nhảy, nhưng so với thời điểm trước đây đơn đặt hàng đổ về đã không còn nhiều.

Năm 2008, Alibaba mua lại Daraz với kì vọng biến đây trở thành thương vụ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ rộng lớn của Pakistan. Sau 5 năm tồn tại và phát triển, nền tảng này đã thử nghiệm hàng loạt phương thức tiếp thị mới đặc biệt là livestream bán hàng.

Theo giám đốc điều hành Daraz tại Pakistan - Ehsan Saya, tại Pakistan số lượng người mua sắm trực tuyến rất lớn, mỗi tháng số người dùng có thể lên đến 27 triệu người.

Tuy nhiên, sự khủng hoảng kinh tế trên phạm vi cả nước đã khiến cho Daraz phải đối mặt với nhiều thách thức, khi số tiền lỗ ngày càng tăng qua từng năm. Một số thị trường khác của Daraz bao gồm Sri Lanka, Nepal và Bangladesh cũng không nằm ngoài sự suy thoái này.

Alibaba tất tay đầu tư vẫn nhận lại kết quả thất vọng
Thương vụ mua lại Daraz khiếm Alibaba gặp khó khăn hơn

Hồi tháng 2, công ty đã sa thải khoảng 11% nhân sự toàn cầu để cắt giảm chi phí. Trong một bức thư gửi nhân viên được chia sẻ trên trang web công ty, Giám đốc điều hành Daraz Group, ông Bjarke Mikkelsen đã chỉ ra những khó khăn của thị trường dẫn đến lạm phát tăng cao khiến cho thuế phí cũng bị ảnh hưởng.

Rest of World đã phỏng vấn chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành cũng như các nhà phân tích của Daraz và rút ra được kết quả dù cố gắng thế nào thì vẫn rất khó khai thác được toàn bộ tiềm năng của thị trường đông đúc 527 triệu dân.

Najmuddin chia sẻ: “Trước đây, tôi nhận được khoảng 500 đơn đặt hàng mỗi ngày. Hiện tại, con số này giảm xuống chỉ khoảng 300–400”.

Công ty khởi nghiệp Rocket Internet có trụ sở tại Berlin đã thành lập Daraz vào năm 2012 để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nhưng đến cuối cùng họ vẫn phải bán lại. Muneeb Maayr nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO của Daraz, nói: “Công ty huy động vốn, làm cho mình đủ lớn để có thể được mua lại”.

Ban đầu khi việc mua sắm trực tuyến chưa phổ biến, Daraz bắt đầu với các sản phẩm thời trang, sau đó mở rộng sang các mảng khác như điện tử, phong cách sống… Năm 2015, Daraz tuyên bố đã huy động được 55 triệu USD,hàng loạt các sự kiện bán hàng và chương trình giảm giá khác đã được áp dụng để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong đó có Alibaba.

Hammad Khan là nhà đồng sáng lập Alpha Venture đã chia sẻ về thương vụ này như sau: “Thương vụ mua lại của Alibaba là một phần trong chiến lược lớn nhằm củng cố vị thế của tập đoàn tại các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc”.

Sau khi Alibaba mua lại Daraz đã mang đến những bài học về kỹ thuật, khâu vận chuyển và tiếp thị cho ứng dụng thương mại điện tử này. Ban đầu, những nhân viên của Daraz chưa hiểu về cách vận hành của Alibaba nhưng sau khi hiểu được họ nhận ra cách lựa chọn sản phẩm và đóng gói của Alibaba đã thay đổi cuộc chơi này.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2021, doanh thu Daraz đạt 6,5 tỷ rupee (40,1 triệu USD vào thời điểm đó). Trang thương mại điện tử này cũng bắt đầu tìm cách để kí hợp đồng với KOLs nhằm đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo. Nhờ vào đó, họ đã mang về 4,4 tỷ rupee, tương đương 15,7 triệu USD.

Alibaba tất tay đầu tư vẫn nhận lại kết quả thất vọng
Alibaba đang trải qua thời kì khủng hoảng chưa từng có

Tuy nhiên, hoạt động phát trực tiếp với những người bánhang bình thường lại không mang đến quá nhiều hiệu quả.Rất nhiều chủ cửa hàng đã chọn cách thử livestream nhưng không có người chốt đơn. Một chủ cửa hàng chia sẻ: “Đã có lúc live của tôi có 500 mắt xem, song chả ai mua hàng”.

Muhammad Rashid, chủ cửa hàng Usman Brothers chuyên bán các đồ gia dụng nhỏ cũng gặp tình cảnh tương tự: “Chúng tôi đã có một khởi đầu tuyệt vời về mặt lưu lượng truy cập, khi lượng người xem vượt qua con số 8.000”, anh nói với Rest of World. “Tuy nhiên, nó chả thêm được mấy đơn hàng đâu”.

Năm 2022 và 2023 là hai năm khó khăn đối với thương mại điện tử.Tại Pakistan sự khó khăn kéo dài khiến cho Chính phủ phải cấm nguồn cung hàng hóa xa xỉ không thiết yếu từ nước ngoài, điều này khiến cho chuỗi cung ứng thương mại điện tử cũng bị đứt gãy.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2022, Daraz Singapore ghi nhận lỗ sau thuế là 143,2 triệu USD, tăng hơn 25% so với năm 2021. Giám đốc điều hành Bjarke Mikkelsen chia sẻ doanh nghiệp đã phải sa thải bớt nhân viên để ứng phó với hiện thực tàn khốc.

Ông cũng chia sẻ: “Năm 2022 là một năm đầy thách thức đối với các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Lưu ý đến bối cảnh kinh doanh và điều kiện kinh tế thay đổi, chúng tôi đã điều chỉnh chiến lược của mình nhằm đạt được sự tăng trưởng hiệu quả và bền vững”.

Hệ luỵ này được dự đoán sẽ còn kéo dài đến hết năm 2023 khi tình hình kinh tế vẫn đầy khó khăn, khách hàng cẩn trọng hơn trong quá trình mua sắm. Đồng thời, các sàn thương mại điện tử phải tung ra những ưu đãi để thu hút người dùng cũng tiêu tốn một khoản cực lớn của họ.

Alibaba đang đối mặt với hàng loạt khó khăn chưa từng có trong lịch sử khi các sàn thương mại điện tử ra đời ngày càng nhiều. Trong khi người dùng lại cân nhắc kĩ lưỡng, thắt chặt chi tiêu. Dường như việc mua lại thị phần quá nhiều đang khiến Alibaba gồng lỗ và không nhận được kết quả như mong đợi.