Theo nhận định của các nhà phân tích từ CTCP Chứng khoán MB (MBS), động thái hút VND của NHNN vừa qua sẽ thúc đẩy đà tăng nhẹ của lãi suất liên ngân hàng, ngoài ra giảm thiểu sức ép tỷ giá trong thời gian tới.

Ở 2 phiên giao dịch vào cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành thành công gần 20.000 tỷ đồng tín phiếu trên thị trường, mở kỳ hạn 28 ngày với mức lãi suất là 0,69%/năm và 0,5%/năm tương ứng.

Lãi suất liên ngân hàng qua đêm tính đến ngày 21/9 đang được giao dịch ở mức 0,14%/ năm và tiếp tục dao động ở vùng thấp nhất trong tháng thứ 3 liên tiếp. Hiện nay, mức lãi suất trúng thầu tín phiếu đang cao hơn so với mức lãi suất bình quân liên ngân hàng.

Áp lực tỷ giá giảm nhờ động thái hút tiền của NHNN
Báo cáo của MBS mới cập nhật đến ngày 22/9. NHNN tiếp tục chào bán 10.000 tỷ đồng tín phiếu vào ngày 23/9. Ảnh: MBS Research

Thế nhưng, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, động thái hút tiền của NHNN phần lớn là một biện pháp trong bối cảnh dư thừa thanh khoản. Theo ông, hoạt động chào bán tín phiếu thời gian qua sẽ giúp một phần lãi suất liên ngân hàng, đồng thời gián tiếp hỗ trợ cho tỷ giá, tuy nhiên không nhiều.

Theo chuyên gia khẳng định, đó là hoạt động bình thường của NHNN và việc NHNN có tiếp tục phát hành tín hiệu không còn phục thuộc vào thanh khoản của các nhà băng.

Áp lực tỷ giá giảm nhờ động thái hút tiền của NHNN
Tỷ giá USD/VND đang ghi nhận ở vùng cao nhất kể từ cuối năm 2022

Tỷ giá VND/USD hiện tại đang ghi nhận ở ngưỡng cao nhất tính từ đầu năm tới nay. Vào sáng ngày 25/9, giá bán USD ghi nhận tại các ngân hàng thương mại đều vượt ngưỡng 24.500 VND/USD. NHNN công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.076 VND/ USD, tăng 16 đồng so với mức giá niêm yết vào cuối tuần qua.

Tỷ giá sẽ biến động như thế nào nếu Fed tăng lãi suất?

Các nhà phân tích của MBS đưa ra dự báo, trong những tháng cuối năm, tỷ giá có thể dao động trong khoảng 24.300 - 24.500 VND/USD với giả thiết rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa trong tháng 11.

Theo MBS, có một số yếu tố vĩ mô tích cực sẽ giúp “trung hòa” áp lực tăng tỷ giá vào cuối năm, chẳng hạn như giải ngân quay trở lại mạnh mẽ trong tháng 8 (tăng 24% so với cùng kỳ), tính tổng 8 tháng đầu năm ước đạt 13 tỷ USD (tăng 1,3% so với cùng kỳ); hay thặng dư thương mại của 8 tháng đầu năm nay ước đạt 20,1 tỷ USD…