Quảng bá, giới thiệu cà phê Việt Nam tại Ấn Độ

Theo ghi nhận, triển lãm và WCC được tổ chức 5 năm một lần, lần đầu tổ chức năm 2001, lần thứ 5 dự kiến tổ chức năm 2020 tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 nên được chuyển sang năm 2023. Và Bangaluru vinh dự là thành phố đầu tiên ở châu Á đăng cai hội nghị từ ngày 25 - 28/9. Năm nay, chủ đề của WCC là “Phát triển bền vững thông qua kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp thông minh”.

Hội nghị sẽ kéo dài 4 ngày, chứng kiến sự tham gia của khoảng 2000 đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia. WCC cũng là diễn đàn quan trọng để có thể thảo luận cũng như hợp tác xây dựng ngành công nghiệp cà phê bền vững, từ hạt cà phê cho đến cà phê uống liền. Đại diện và chủ sở hữu của các công ty khởi nghiệp cà phê, người rang cà phê, người trồng cà phê đặc sản, nông dân nhỏ có sản phẩm tốt nhất cũng sẽ giới thiệu sản phẩm của mình ở sự kiện.

Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường Ấn Độ?
Gian hàng cà phê Việt Nam đã được khai trương ở Triển lãm và Hội nghị cà phê thế giới (WCC) tại thành phố Bengaluru, bang Karnataka, Tây Nam Ấn Độ. Nguồn ảnh: Internet

Và WCC 2023 cũng sẽ cung cấp nhiều cơ hội cần thiết cho doanh nhân, nhà bán lẻ hay chủ doanh nghiệp quán cà phê mong muốn tìm nguồn cung ứng hạt cà phê chất lượng cao, lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. Triển lãm cà phê quốc tế được tổ chức ở cung điện Bangalore - đây chính là một địa điểm hiện đại với thiết kế mở có tổng diện tích 8.000 m2.

Trong mục tiêu thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia 2023, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA) đã tổ chức đoàn cà phê - xuất khẩu và tham gia sự kiện. VICOFA cũng tổ chức gian hàng cà phê Việt Nam ở trên diện tích 144m2 ở triển lãm. Cũng có nhiều thương hiệu cà phê lớn của Việt Nam trưng bày sản phẩm ở triển lãm như: Trung Nguyên Group, Công ty cổ phần cà phê Olympics, L’amant café, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vạn Thọ,... Bên cạnh tham gia triển lãm thì VICOFA còn tham dự tất cả các hội nghị và tổ chức B2B, tham gia nhà máy cà phê.

Bên cạnh tham dự triển lãm và WCC lần này ở Ấn Độ thì VICOFA cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ tiến hành đẩy mạnh những hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, thâm nhập những chuỗi phân phối ở Ấn Độ. Và Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ sẽ đồng hành cùng VICOFA cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình này.

Việt Nam quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu cà phê “đạt chuẩn”

Có thể thấy, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang rất khởi sắc. Lũy kế từ đầu năm đến thời điểm giữa tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức 1,22 triệu tấn, giảm 6,4% về khối lượng tuy nhiên kim ngạch đạt mức 3,04 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,3%.

Mặc dù lượng xuất khẩu giảm mạnh tuy nhiên giá cà phê xuất khẩu trung bình trong thời gian nửa đầu tháng 9/2023 tiếp tục tăng, đạt mức 3.151 USD/tấn, so với nửa đầu tháng 8/2023 tăng 6,3%, so với cùng kỳ năm trước tăng 32,1%.

Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường Ấn Độ?
Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang rất khởi sắc. Nguồn ảnh: Internet

Cũng theo Bộ Công Thương, để có thể đạt được mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD trong năm 2023, song song với đó là nâng cao giá trị gia tăng cho những sản phẩm cà phê thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả hơn nữa.

Cùng với đó là xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với việc phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ về công nghệ cao, thúc đẩy vùng nguyên liệu với những cơ sở, nhà máy chế biến sâu để có thể tạo ra nguồn hàng đảm bảo việc ổn định về chất lượng lẫn số lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Những Bộ, ngành và địa phương có liên quan cũng cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho những người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Song song với đó là khuyến khích và tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích là ổn định xuất khẩu, giữ vững cũng như mở rộng thị trường.

Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường Ấn Độ?
Nguồn ảnh: Internet

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu cũng phải được chú trọng, quan tâm hơn nữa. Trong đó thì các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

Để có thể đảm bảo được giá cà phê duy trì ở mức cao thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành thông qua “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt được diện tích cà phê đặc sản chiếm 2% tổng diện tích. Tức là sản lượng ở mức 5000 tấn, tăng lên tương đương với 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.

Ghi nhận, có nhiều vùng trọng điểm sản xuất cà phê cũng đang hướng đến việc phát triển bền vững thị trường tiêu thụ nội địa. Và trong thời gian qua, sự xuất hiện của nhiều thương hiệu cà phê Việt cùng với chuỗi cung ứng quốc tế đến từ các công ty trong ngành cà phê đã khiến cho việc tiêu thụ nội địa tăng.

Nổi bật có Đắk Lắk, trong năm 2022, tỉnh ghi nhận trên 250 cơ sở chế biến cà phê. Trong đó có hơn 235 cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê rang hạt; 15 cơ sở chế biến cà phê hòa tan. Như thế thì tỉnh Đắk Lắk có ít nhất là 250 nhãn hiệu cà phê cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở thời điểm hiện tại, Đắk Lắk cũng đang khuyến khích doanh nghiệp cà phê nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mở mang thị trường nội địa để làm nền tảng xây dựng thương hiệu quốc gia.