Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund đã mua thêm 495,000 cổ phiếu FPT, đưa tỷ lệ sở hữu tăng lên mức 1.13% với số lượng cổ phiếu sở hữu là 14,413,200 cổ phiếu. Trước đó, CTBC Vietnam Equity Fund đã nắm giữ 13,918,200 cổ phiếu với tỷ lệ sở hữu là 1,09%.

Được biết, CTBC Vietnam Equity Fund là nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu tại FPT lớn nhất trong nhóm nhà đầu tư nước ngoài. CTBC Investments là một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Đài Loan, đã ra mắt Quỹ đầu tư cổ phần CTBC Việt Nam, với Dragon Capital tham gia làm cố vấn. Quỹ đầu tư là phương tiện nội địa đầu tiên dành cho các nhà đầu tư bán lẻ Đài Loan muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đã ra mắt với cam kết ban đầu là 160 triệu USD.

Bên cạnh đó, Dragon Capital cũng sẽ giúp CTBC xây dựng danh mục cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam và cung cấp cho nhóm ở Đài Bắc các khuyến nghị và nghiên cứu về cổ phiếu đang diễn ra.

Hanoi Investment Holdings Limited và KB Vietnam Focus Balanced Fund đều mua thêm 20,000 cổ phiếu, đưa tỷ lệ sở hữu lần lượt lên mức 0.47% và 0.05%. Samsung Vietnam Seccurities Master Investment Trust (Equity) cũng mua thêm 68,600 cổ phiếu FPT, nâng số lượng cổ phiếu FPT nắm giữ lên mức 1,166,751 cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ sở hữu đạt 0.09%).

Theo đó, tổng số lượng cổ phiếu nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan tăng từ mức 63,306,358 cổ phiếu lên mức 63,909,958 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 4.9% lên mức hơn 5% và chính chức trở thành cổ đông lớn kể từ ngày 29/08/2023. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhóm này là ngày 25/08/2023.

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT
Nguồn: Internet

Về kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm của FPT, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 3,496 tỷ đồng và 2,762 đồng, tăng 20.3% và 19.6%.

Mảng Dịch vụ công nghệ thông tin ở thị trường nước ngoài tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, đạt mức doanh thu 13,243 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 30.4%, dẫn đầu bởi sức tăng đến từ thị trường Nhật Bản (tăng 40% so với cùng kỳ) và APAC (tăng 37.4% so với cùng kỳ).

Thị trường Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 55%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt mức 16,695 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 21.3% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng Dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận doanh thu 3,676 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. FPT tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khối chính phủ, bộ ban ngành và các doanh nghiệp nước ngoài để duy trì mức tăng trưởng.

Với mức tăng trưởng vượt bậc (tăng thêm 105%, chiếm 2% tổng giá trị), ngành Công nghệ đã và đang nổi lên như một ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số. Đứng đầu ngành Công nghệ theo Bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2023 là FPT với giá trị thương hiệu lên đến 594.5 triệu USD.