HOSE cho biết có 609 mã chứng khoán niêm yết và giao dịch tính đến hết ngày 31/10/2023, trong đó có 198 mã chứng quyền có bảo đảm, 394 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF. Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt tổng trên 147,87 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa giảm 10,38% so với tháng trước, chiếm hơn 93,70% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 43,53% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành) khi đạt hơn 4,14 triệu tỷ đồng.

Tháng 10 đã chứng kiến chỉ số VN-Index mất 10,91%. Theo đó, thành quả tăng điểm kể từ đầu năm đã giảm chỉ còn 2,1%.

Số lượng cổ phiếu đạt vốn hóa tỷ đô của HOSE về mức thấp nhất kể từ đầu năm
Lượng cổ phiếu đạt giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD trên HOSE

Trên thị trường cổ phiếu, thanh khoản sụt giảm mạnh với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 625,89 triệu cổ phiếu ứng với giá trị giao dịch bình quân phiên 14.285 tỷ đồng, giảm tương ứng 35,32% về khối lượng và 38,68% về giá trị giao dịch trung bình phiên so với tháng 9/2023.

Trên toàn thị trường đã xuất hiện thiệt hại và các cổ phiếu lớn cũng phải đối mặt với sự xáo trộn mạnh. Số lượng cổ phiếu có quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD của sàn HoSe đã giảm xuống mức thấp nhất trong cả năm nay khi đạt 35 mã.

Số lượng cổ phiếu đạt vốn hóa tỷ đô của HOSE về mức thấp nhất kể từ đầu năm
Nhóm vốn hóa tỷ USD của HOSE (VCB dẫn đầu)

Ở lần gần nhất là tháng 11/2022 khi nhóm tỷ USD có 35 thành viên. Đó là khoảng thời gian mà thị trường vừa phải trải qua cú sốc giải chấp chéo sau sự kiện Vạn Thịnh Phát.

Trong tháng 10 vừa qua, trật tự của các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu cũng đảo lộn mạnh mẽ. VCB vững chắc ở vị trí dẫn đầu về vốn hóa. Trong khi, nhóm Vingroup với VHM và VIC đã “out” khỏi top 3, xuống vị trí thứ 4 và thứ 6.

Cổ phiếu BIG đã quay trở lại vị trí thứ 2, trong khi GAS vươn lên vị trí thứ 3. Đặc biệt, mã VPB đã nhảy từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 5 sau 1 tháng.

Số lượng cổ phiếu đạt vốn hóa tỷ đô của HOSE về mức thấp nhất kể từ đầu năm
Thành tích của nhóm cổ phiếu đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD

Trong nhóm vốn hóa trên 1 tỷ USD, hiện chỉ còn 21/35 mã còn giữ được thành quả kể từ đầu năm.

Tính đến hết tháng 10, “ông lớn” đầu ngành SSI sau đợt sóng chứng khoán đã đạt mức sinh lời 51,21%, cao nhất trong nhóm.

Ngoài ra, nhóm các cổ phiếu “vua’ vẫn có hàng loạt cái tên chưa mất toàn bộ thành quả tăng như VCB (+28,15%), VIB (+20,91%), LPB (+43,97%), HDB (+30,71%), STB (+20%), SHB (+19,8%), MBB (+18%), ACB (+17%). Theo đó, giúp thị trường tránh được tổn thất lớn hơn.

Mặt khác, thực tế MSN là cổ phiếu giảm mạnh nhất khi đã bốc hơi tới 37,42% so với đầu năm. Tính riêng tháng 10, MSN đã sụt giảm 23,72%.

So với đầu năm 2023, các mã mất giá nhiều nhất là VHM (-18,75%), VIC (-24,72%), BCM (-27,3%), SAB (-31,05%).