Việt Nam đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch cà phê mới nên thị trường đã dồi dào nguồn cung hơn, khiến cho sức ép về giá đã rõ ràng và giảm với nhiều loại cà phê khác nhau.

Bước vào đầu tháng 10, nhiều vườn trên cả nước đã bắt đầu thu hoạch cà phê niên vụ 2023/24. Thời điểm này thời tiết có diễn biến thuận lợi nắng ráo tạo cơ hội cho việc thu hoạch diễn ra nhanh hơn. Chính điều này khiến cho Việt Nam có thể đẩy nhanh thời gian xuất khẩu.

Trong hôm nay, thị trường đang quan tâm đến dữ liệu thống kê tháng 9 của Tổng cục Hải quan về việc đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Mặc dù mức của Robusta giảm mạnh thì Arabica đã có phiên giao dịch đầy giằng co và tại thời điểm đóng cửa giá vẫn giữ nguyên với giá tham chiếu. Mặc dù đã gặp phải mức chặn dưới nhưng tại Brazil tình hình xuất khẩu cà phê vẫn khá tích cực và có phiên bật tăng giá trở lại trong phiên hôm qua.

Giá cà phê quay đầu giảm khi vào vụ thu hoạch
Giá cà phê có xu hướng giảm khi vào vụ mùa

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), trong 6 ngày đầu tháng 10, Brazil đã xuất tổng cộng 869.116 bao cà phê loại 60kg, tăng 30% so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, loại Arabica dạng hạt vẫn chiếm lĩnh thị trường với 759.355 bao đã xuất khẩu, tăng 48% so với cùng thời điểm tháng 9/2023.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ lại ở trên đà giảm với 500 đồng/kg, khiến cho giá thu mua cà phê trong nước quay về mức 63.200 - 63.800 đồng/kg. Như vậy, giá cà phê nội địa đã có một tuần giảm giá liên tục với tổng luỹ kế giảm lên tới 3.000 đồng/kg trong 1 tuần.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về xuất khẩu cà phê của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 8/2023 đạt xấp xỉ 67,9 nghìn tấn, tương đương với 168,58 triệu USD, giảm lần lượt 30,9% và 14% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, lũy kế xuất khẩu cà phê chủ đạo của Việt Nam là Robusta đạt xấp xỉ 1,07 triệu tấn thu về 2,29 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng nhưng đã tăng 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lượng xuất khẩu cà phê Robusta sang nhiều thị trường giảm như: Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh, Philippines… Nhưng cũng có những thị trường đã nhập khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam nhiều hơn như: Ý, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga…

Bên cạnh cà phê Robusta, Việt Nam còn có một loại cà phê khác chất lượng được sản xuất nhiều là cà phê Arabica tập trung trồng tại các vùng như Lâm Đồng, Sơn La, Đắk Lắk… Đây là những vùng có điều kiện đặc điểm tự nhiên rất phù hợp để trồng cà phê và Sơn La cũng là tỉnh hiếm ở phía Bắc trồng được loại này.

Giá cà phê quay đầu giảm khi vào vụ thu hoạch
Việt Nam có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực trong việc cải thiện chất lượng của các loại cà phê để đẩy mạnh xuất khẩu mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Qua đó, tiếp cận đến cả các thị trường khó tính trên thế giới và khẳng định thương hiệu Việt.