FED lần đầu không đưa ra dự báo tăng lãi suất

Không nằm ngoài dự đoán, trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2023, FED - đây là cơ quan đóng vai trò là ngân hàng Trung ương của Mỹ đã giữ nguyên lãi suất, cũng như đã phát đi các tín hiệu về hạ lãi suất từ năm 2024. Nếu như nhìn rộng ra thì việc FED cùng các ngân hàng Trung ương lớn kết thúc chu kỳ nâng lãi suất đã có tác động tích cực đến thị trường toàn cầu trong thời gian gần đây.

Cũng trong năm 2023, mặc dù áp lực lạm phát bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt, chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được nhiều ngân hàng trung ương lớn duy trì, nhằm mục đích đảm bảo đưa lạm phát ổn định về ngưỡng mục tiêu. Và từ đầu năm, FED đã tăng lãi suất 4 lần, các ngân hàng Trung ương Anh hay như châu Âu cũng có hàng loạt đợt tăng lãi suất, đưa lãi suất lên mức đỉnh trong nhiều thập kỷ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - ông Jerome Powell cho biết: “Chúng tôi nhận thấy chính sách tiền tệ chặt vẫn chưa đủ lâu để có tác động đầy đủ. Chúng tôi cũng sẽ duy trì chính sách hiện nay cho đến khi có thể chắc chắn lạm phát đang về mục tiêu 2% và sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu như cần thiết”.

Việt Nam được hưởng lợi gì từ việc FED ngừng tăng lãi suất?
Không nằm ngoài dự đoán, trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2023, FED - đây là cơ quan đóng vai trò là ngân hàng Trung ương của Mỹ đã giữ nguyên lãi suất, cũng như đã phát đi các tín hiệu về hạ lãi suất từ năm 2024. Nguồn ảnh: Internet

Cùng với đó, những lo ngại về khả năng lãi suất cao kéo dài cũng đã gây áp lực lớn lên các thị trường. Vào hồi tháng 10, chỉ số đồng USD chạm đỉnh 107 điểm, trong bối cảnh lãi suất của FED chạm ngưỡng 5,5% - đây là mức cao nhất trong thời gian 22 năm đã tạo ra nhiều thách thức vĩ mô đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi.

Mặc dù vậy thì tình hình này đã dần thay đổi ở giai đoạn cuối năm, khi tránh suy thoái trở thành mối quan tâm lớn hơn đối với các ngân hàng Trung ương. Cũng kể từ tháng 9, FED đã giữ nguyên lãi suất trong 3 cuộc họp liên tiếp, trong khi ECB và BOE cũng đã giữ nguyên lãi suất tính từ tháng 8 đến nay.

Chính điều này đã tạo ra được sự lạc quan lớn đối với các thị trường. Và ngay sau cuộc họp vừa qua của FED, chỉ số đồng USD đã giảm về ngưỡng hơn 102 điểm, chứng khoán Mỹ và châu Á cũng đồng loạt bật tăng.

Giám đốc đầu tư, Hãng quản lý tài sản BMO - bà Carrol Schleif nói rằng: “Thị trường đang khá kỳ vọng khả năng FED sẽ sớm giảm lãi suất từ mùa xuân năm tới. Trong khi thời điểm còn chưa chắc chắn thì FED vẫn đang đi đúng hướng với dự báo về việc hạ lãi suất từ năm sau. Còn trong năm nay, thị trường đã có quá nhiều biến động cho nên chúng tôi cho rằng những phiên cuối năm sẽ khá êm ả nhờ vào động thái này”.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, đà giảm của FED trong năm 2024 với mức lãi suất dự báo khoảng 4,6% vẫn còn khá nhỏ và mặt bằng lãi suất của đồng bạc xanh vẫn đang neo ở mức cao so với mức bình thường 2,5% trước dịch bệnh.

Song song với đó, FED cũng vẫn bỏ ngỏ khả năng có thể tiếp tục hành động nếu như lạm phát trở lại và khiến cho thị trường chưa thể dễ dàng yên tâm trong năm 2024.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, quyết định của FED đưa ra là tin tốt cho cả nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế của toàn cầu. Mỹ giảm lãi suất đồng nghĩa việc USD sẽ xuống giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất và kinh tế Mỹ cũng sẽ từng bước tăng trưởng cao trở lại. Lúc đó, thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới này cũng sẽ phát triển, giúp cho hàng hóa nhiều nước như Việt Nam vào đây gia tăng hơn. Điều quan trọng hơn là áp lực lên tỷ giá USD/VND cũng không còn.

Việt Nam được hưởng lợi gì từ việc FED ngừng tăng lãi suất?
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - ông Jerome Powell. Nguồn ảnh: Internet

Thêm dư địa cho chính sách tiền tệ khi FED ngừng tăng lãi suất

Có thể thấy, phải chờ đến quý cuối cùng của năm thì các ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế lớn mới bắt đầu phát đi tín hiệu hoặc là tiến hành điều chỉnh chính sách, từ việc thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ,... thông qua việc cắt giảm lãi suất. Trong khi đó thì ở Việt Nam, ngay từ đầu năm chính sách tiền tệ đa đi ngược so với xu thế.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 đợt hạ lãi suất điều hành giúp cho lãi suất huy động cũng như cho vay bước cũng vào xu hướng giảm hỗ trợ đã hồi phục, tăng trưởng kinh tế.

Và trong bối cảnh lãi suất cho đến tỷ giá, lạm phát có mối liên hệ mật thiết, lạm phát thì ổn định ở mức thấp, lãi suất hạ, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD chịu tác động nhất định bởi sự lên giá của đồng USD ở trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ tháng 9.

Tuy nhiên với việc FED liên tiếp giữ nguyên lãi suất cơ bản đã có tác động tích cực lên diễn biến tỷ giá. Và ngay từ buổi sáng 14/12, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD niêm yết ở các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm. Ghi nhận, mức giảm phổ biến từ 20 - 30 đồng/USD dù việc FED giữ nguyên lãi suất lần này đã được thị trường dự báo trước đó.

Cũng sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất của FED lần thứ 3 liên tiếp, mặc dù không nằm ngoài dự báo tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh tỷ giá niêm yết giữa đồng Việt Nam và đồng USD, phổ biến ở mức mua vào 24.060 đồng/USD và bán ra 24.430 đồng/USD.

Giám đốc Khối thị trường Tài chính - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - ông Huỳnh Duy Sang nhận định: “Chúng tôi nhận thấy tâm lý của thị trường rất tích cực. Xét về dài hạn thì khi mà lãi suất USD đạt đỉnh và theo xu hướng giảm dần thì những kỳ vọng về tỷ giá, lãi suất cũng sẽ được điều chỉnh một cách tương ứng từ đó tạo ra lợi thế dài hạn đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng và làm giảm nhẹ đi áp lực kiềm chế tỷ giá của mình”.

Việt Nam được hưởng lợi gì từ việc FED ngừng tăng lãi suất?
Với những động thái mới đây của FED có thể thấy được tín hiệu rõ hơn đó là quá trình tăng lãi suất đã qua, giai đoạn thăm dò đã kết thúc và sắp tới là đến giai đoạn giảm lãi suất. Nguồn ảnh: Internet

Còn Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng - bà Phạm Thị Hoàng Anh cho rằng: “Đối với những tín hiệu tích cực như thế thì tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để giảm thêm mặt bằng lãi suất ở trong nước cũng như giảm bớt đi gánh nặng, kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2024”.

Năm 2023, đà tăng của tỷ giá bắt đầu từ giữa tháng 8 và lên cao nhất là vào nửa cuối tháng 10. Ở trên thị trường liên ngân hàng, đã có thời điểm tỷ giá lên mức 24.600 đồng/USD, trong khi đó vào ngày 14/12 chỉ được giao dịch ở mức 24.235 đồng/USD, giảm khoảng 1,48%. Còn nếu so với thời điểm đầu năm, tỷ giá hiện nay chỉ tăng khoảng 2,7% và năm ở trong biên độ mục tiêu +_3% đề ra đầu năm.

Như thế, trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang thặng dư thương mại, FDI và kiều hối tích cực cộng với tâm lý kỳ vọng tăng giá không còn nữa sẽ là cơ sở để cho tỷ giá vào xu hướng ổn định.

Giám đốc Phân tích - Công ty Chứng khoán Maybank Investment Bank, ông Quản Trọng Thành đánh giá: “Trước mắt, đồng USD hạ nhiệt thì yếu tố đầu cơ giảm đi sẽ giúp cho tỷ giá của chúng ta có không gian ổn định. Nếu như giai đoạn nửa sau của năm 2024 khi mà lãi suất đồng USD thực sự giảm thì FED cắt lãi suất, phần lượng tiền gửi đâu đó bên ngoài hệ thống sẽ quay trở lại và sẽ giúp cho VND thậm chí tăng giá trở lại”.

Và với những động thái mới đây của FED có thể thấy được tín hiệu rõ hơn đó là quá trình tăng lãi suất đã qua, giai đoạn thăm dò đã kết thúc và sắp tới là đến giai đoạn giảm lãi suất. Mặc dù vậy, với mức giảm 4,75% năm 2024 và xuống 3,6% năm 2025 vẫn cao so với giai đoạn trước. Như thế, sau tác động này, sức ép lên tỷ giá đã giảm bớt và Việt Nam cũng đã có chính sách tiền tệ, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy thì các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, vẫn cần duy trì lãi suất ở mức hợp lý để có thể duy trì ổn định tỷ giá, hỗ trợ cho xuất khẩu và nhập khẩu.