Bí quyết tăng trưởng bền vững của ACB: Không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp

ACB Tiếp tục khẳng định vị thế của mình sau gần 3 thập kỷ phát triển.

Bên cạnh đó, ACB cũng là ngân hàng hiếm hoi trên thị trường có danh mục đầu tư trái phiếu rất an toàn, chỉ bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu các tổ chức tín dụng khác, không có trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2022, ACB tăng trưởng tín dụng tốt nhờ được nới hạn mức từ ngân hàng nhà nước. Tín dụng của ACB năm 2021 đạt 484,392 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng tín dụng tối đa mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Cùng với tăng trưởng bền vững về lợi nhuận, ACB tiếp tục khẳng định thế mạnh ở chất lượng tài sản vượt trội khi tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,74% - thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng. Đặc biệt ACB đã duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 1% liên tục trong suốt 7 năm qua, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao trên thị trường đạt 159.3%

Nợ xấu đã và đang là vấn đề nan giải của ngành ngân hàng. Xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ. Có thể thấy, mức độ cho vay với ngành kinh doanh bất động sản của ACB rất thấp, chỉ ở mức 1.17% tỉ trọng các ngành nghề cho vay. ACB sẽ là một trong số ít các ngân hàng ít chịu ảnh hưởng nhất từ xu hướng đi xuống trong lĩnh vực bất động sản. Về phía nguồn vốn, tăng trưởng tiền gửi đạt mức 8.96%. CASA đạt 20.04%, giảm từ mức 23.41% năm 2021. Đòn bẩy tài chính cũng giảm từ mức 10.75 năm 2021 xuống mức 9.4 năm 2022.

Lãi và phí dự thu của ACB tăng mạnh từ mức 3,172 tỷ đồng năm 2021 lên mức 4,090 tỷ đồng năm 2022, tương ứng mức tăng 29%. Mức tăng cao này là một nguy cơ tiềm ẩn về nợ xấu. Ngay cả khi thị trường căng thẳng, ACB vẫn kết thúc năm với tất cả các chỉ số an toàn thanh khoản rất tốt ở mức 0.17, một mức tương đối an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp ACB chống đỡ tốt hơn trước những biến động từ tiền gửi của khách hàng.