1731-laivaykhogiam
Ảnh minh họa

Hiện nay, phần lớn các nhà băng tập trung cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng doanh nghiệp, còn với cá nhân vay mua nhà thì chưa. Thậm chí, khách hàng còn phải trả lãi suất cao hơn khi hết thời gian ưu đãi.

Ðơn cử, tại VIB, lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi trong 6 tháng đầu là 8,5%/năm; trong 12 tháng ở mức 10,1%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất phải trả dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng thêm biên độ 3,9%/năm. Tính ra, lãi suất cho vay mua nhà tại VIB ở mức 11,5-11,7%/năm.

Tại TPBank, lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi trong 3 tháng đầu là 6,5%/năm; 12 tháng đầu là 9,5%/năm. Khi hết ưu đãi, lãi suất được tính dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng thêm biên độ 3,5%/năm, tức dao động ở mức 11,6-12%/năm.

Với Sacombank, lãi suất cho vay mua nhà cố định 11%/năm trong năm đầu tiên, sau đó lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng thêm biên độ 4,7%/năm, tính ra mức cho vay là 12,5%/năm.

Ở các ngân hàng có vốn nhà nước, lãi suất cho vay mua nhà có phần mềm hơn. Chẳng hạn, Vietcombank ưu đãi lãi vay mua nhà trong 12 tháng là 7,7%/năm; 24 tháng là 8,4%/năm và 36 tháng là 9,2%/năm. Sau thời gian ưu đãi, Ngân hàng tính lãi suất tiết kiệm 24 tháng cộng biên độ 3,5%/năm. Mức lãi suất cho vay mua nhà của Vietcombank sau 36 tháng khoảng 10,5%/năm.

So với ngân hàng trong nước, các nhà băng ngoại áp mức lãi suất cho vay mua nhà khá cạnh tranh. Ðơn cử, Hong Leong Bank áp mức lãi suất 6,75%/năm cho thời gian 6 tháng đầu; 7,75%/năm cho 12 tháng đầu và 8%/năm cho 24 tháng đầu, sau đó lãi suất được tính dựa trên lãi suất cơ bản cộng biên độ 1,5%/năm, tính ra khoảng 10,4%/năm.

Tuy nhiên, điều kiện cho vay mua nhà tại các ngân hàng nước ngoài có phần khắt khe hơn, nhất là khâu chứng minh thu nhập, không chỉ đơn thuần là tài sản đảm bảo.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, trong đó lùi lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng thêm 1 năm, tạo kỳ vọng vốn sẽ chảy trở lại vào bất động sản.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, kỳ vọng này khó trở thành hiện thực, khi mà thị trường bất động sản cũng bị tác động, các ngân hàng sẽ càng thận trọng trong việc cho vay lĩnh vực này để ngăn chặn nợ xấu.

Tổng Giám đốc Viet Capital Bank, ông Ngô Quang Trung cho rằng, chất lượng tài sản luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu, nên việc kiểm soát tín dụng đầu ra luôn chặt chẽ. Do đó, kể cả trong bối cảnh tín dụng tăng thấp, các ngân hàng khó hạ chuẩn cho vay.

Ngân hàng đua số hóa và lợi thế người tiên phong

Quyết định chuyển hướng chiến lược tập trung vào số hóa các dịch vụ ngân hàng, điển hình là ra mắt dịch vụ LiveBank từ ...

Bản tin tài chính ngân hàng 24/8: Ngân hàng dồn dập rao bán từ sắt thép đến ô tô để thu nợ

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/8/2020 do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung ...

Kế hoạch lợi nhuận ngân hàng có dễ về đích?

Các ngân hàng đều đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế cho năm 2020 dựa trên kịch bản dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát. ...