Năm 2022, VPBank trích lập dự phòng rủi ro tăng 18% so với năm 2021
Nợ xấu tại VPB tăng “chóng mặt” theo cấp số nhân.

Nguyên nhân tăng xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ. Theo NHNN, dư nợ tín dụng của lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống.

Kết quả kinh doanh ấn tượng của VPBank có được nhờ hoạt động cho vay tăng mạnh với dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất. Bên cạnh đó, TOI của VPB cũng tăng trưởng 30.46% yoy, đạt mức 57,797 tỷ đồng và CIR tăng nhẹ 0.9% lên mức 2,442 tỷ đồng. NIM của VPB theo đó tăng nhẹ từ mức 6.92% năm 2021 lên mức 7.15% năm 2022. Việc NPL tăng cao cho thấy VPB đang đánh đổi rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận, chấp nhận theo đuổi thị phần cho vay các nhóm doanh nghiệp SME. Trong dài hạn, để tránh được những rủi ro không đáng có, VPB cần giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức khuyến nghị từ ngân hàng NHNN.

VPB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Nguồn vốn chủ sở hữu của VPB tăng trưởng 20% yoy, đạt mức 103,517,425 tỷ đồng năm 2022. Điều này cho thấy sức mạnh tài chính bền vững của VPB, khẳng định sức chịu đựng rủi ro của VPB cao và trong tương lai có thể đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập từ các nghiệp vụ kinh doanh. Vốn điều lệ của VPB theo đó cũng đã đạt mức 67,434 tỷ đồng, tăng 49.6% so với năm 2021. Theo thống kê mới nhất, CAR nằm trong top đầu trên thị trường, hợp nhất theo khung pháp lý basel II đạt gần 15%.

Thêm vào đó, VPB có tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt trội ở mức 20% yoy, từ mức 34,349 tỷ đồng năm 2021 lên mức 41,021 tỷ đồng năm 2022. VPB đã tận dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng từ NHNN trong năm 2022. Trong năm 2022, VPB nắm giữ tương đối nhiều trái phiếu doanh nghiệp trong khoản mục chứng khoán đầu tư đạt mức 32,891 tỷ đồng, cụ thể chiếm 39.7% tỷ trọng các khoản chứng khoán đầu tư. Đây là một dấu hiệu không tốt khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong năm 2022 diễn biến không thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thêm khi trong quý 4 năm 2022, VPB vẫn ghi nhận các khoản trái phiếu doanh nghiệp đều là các khoản chứng khoán nợ đủ tiêu chuẩn và không có khoản chứng khoán đầu tư dưới chuẩn.

CASA của VPB giảm 12% yoy, từ mức 18.54% năm 2021 xuống mức 16.31% năm 2022. Mức giảm CASA chủ yếu đến từ việc giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn khi VPB tập trung tăng trưởng chính từ 2 khối chiến lược RB và SME. Tiền gửi khách hàng tăng 25.35% yoy, đạt mức 303,151 tỷ đồng năm 2022. Cho vay khách hàng cũng tăng 23% yoy, đạt mức 424,662 tỷ đồng những tháng cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, các khoản lãi và phí dự thu của VPB cũng có dấu hiệu tăng mạnh, đạt mức 7,879 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 60.9% yoy. Việc tăng quá nhanh các khoản lãi và phí dự thu cho thấy chất lượng tài sản của VPB đang có dấu hiệu xấu. Bên cạnh đó, LDR của VPB cũng tăng lên mức 115.75% cho thấy mặc dù lợi nhuận của VPB tăng trưởng mạnh nhưng rủi ro thanh khoản cũng đang cao dần.