Theo đó, tổng dư nợ tính đến ngày 14/8/2022 là hơn 756,335 tỷ đồng trong đó dư nợ gốc hơn 173,5 tỷ đồng, dư nợ lãi gần 332 tỷ đồng, còn lại là lãi quá hạn và lãi chậm trả.

NCB rao bán khoản nợ của một công ty đã tạm ngừng kinh doanh với giá hơn 756 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

Đây là lần thứ hai khoản nợ trên được rao bán. Mức giá khởi điểm trong lần đấu giá này được đưa ra là hơn 138,91 tỷ đồng (giảm 34,6 tỷ đồng so với lần đấu giá trước đó, tương đương mức giảm 20%).

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là lô hàng nhập khẩu hoặc mua hàng trong nước gồm các nguyên vật liệu đầu vào sản xuất nhựa (như bột nhựa, hạt nhựa…), thành phẩm ống nhựa và thép không gỉ. Tuy nhiên, phía NCB đánh giá, tài sản đảm bảo trên đã bị tẩu tán và khó có khả năng thu hồi.

Được biết, Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát được thành lập vào tháng 2/2006, địa chỉ Tổ 7, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Nguyễn Hồng Giang. Tuy nhiên, công ty này hiện đã tạm ngừng kinh doanh.

Ngoài Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát, Nguyễn Hồng Giang còn là Người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Thuận Phát Hưng Yên, hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn kính xây dựng.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo hợp nhất quý IV/2022 của ngân hàng NCB vừa công bố cho thấy ngân hàng này lãi hơn 180 tỷ đồng so với số lỗ 163 tỷ đồng trong quý IV/2021.

Trong văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, phía NCB cho biết quý IV/2022 lãi 180 tỷ đồng nhờ ngân hàng tăng xử lý nợ xấu - việc này góp tăng thu nhập ngoài lãi và sự tích cực từ kinh doanh ngoại hối.

Ngoài ra, trong năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và trước trích lập phương án cơ cấu lại của NCB đạt mức 309 tỷ đồng. Nguyên nhân là trong năm NCB đã thực hiện thoái lãi dự thu, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhà băng này cho biết cũng đã áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Năm qua, NCB cũng chủ động xử lý những khoản nợ có vấn đề với kết quả thu được khá tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn cao do ngân hàng thực hiện phân loại lại nợ xấu, nợ quá hạn theo đúng tình trạng khoản nợ theo quy định của NHNN, đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021 liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch Covid-19 đã hết hạn vào ngày 30/6/2022.

Tính đến cuối tháng 12/2022, tiền gửi của khách hàng tại NCB là 71.350 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm. Năm 2021, tiền gửi chảy vào hệ thống NCB ghi nhận chiều hướng đi xuống nhưng đến năm 2022 đã được cải thiện. Tổng tài sản cũng tăng hơn 20% so với đầu năm, đạt gần 90.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Mở xuân Phát Lộc với ưu đãi hấp dẫn từ thẻ NCB Visa

Tưng bừng đón xuân, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình ưu đãi “Mở NCB Visa – Mở Xuân phát lộc” hấp ...

Có tiền thưởng Tết 2023 nên gửi ngân hàng nào để sinh lời tốt nhất?

Sau khi nhận thưởng Tết 2023, nhiều người thường trích một khoản gửi tiết kiệm tích lũy xem như tổng kết cả năm. Nắm bắt ...

“Mở triệu ước mơ” và khát vọng của một doanh nghiệp Việt

Cùng với các nghệ sĩ trẻ hàng đầu Việt Nam và những câu chuyện tràn đầy cảm hứng, chương trình âm nhạc Sing & Share ...