Trong đó, số lượng cổ phiếu quỹ mà VPBank dự kiến bán cho người lao động là 30,219,600 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chào bán (số lượng cổ phần dự kiến chào bán/ số cổ phiếu đang lưu hành) đạt 0.45%.

Giá bán mỗi cổ phiếu chỉ là 10,000 đồng/cổ phiếu, tương ứng chỉ bằng 45.9% giá hiện tại của mỗi cổ phiếu hiện nay đang giao dịch trên thị trường là 21,750 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu quỹ được bán cho CBNV sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Cụ thể, kể từ ngày kết thúc chào bán, sau 1 năm sẽ giải tỏa 30% số cổ phần, sau 2 năm sẽ giải tỏa tiếp 35% số cổ phần và sau 3 năm sẽ giải tỏa 35% số cổ phần còn lại.

Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu sẽ từ ngày 25/9 đến hết ngày 28/9/2023. Mục đích của phương án sử dụng cổ phiếu quỹ để bán cho người lao động VPBank là để lựa chọn CBNV có kinh nghiệm, tài năng để đồng hành lâu dài, cùng phấn đấu, xây dựng và phát triển VPBank và trở thành cổ đông của Ngân hàng.

Nhân viên tại VPBank sắp được mua hơn 30 triệu cổ phiếu với giá dưới 50% thị giá
Nhân viên tại VPBank sắp được mua hơn 30 triệu cổ phiếu với giá dưới 50% thị giá

Về kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2023, lợi nhuận ròng của VPB ghi nhận sụt giảm đến 66.4%, tính riêng quý 2 con số sụt giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần riêng lẻ giảm 9,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 0.08% do thu nhập lãi của riêng ngân hàng mẹ tăng 8,805 tỷ đồng trong khi chi phí lãi tăng 8,815 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần hợp nhất giảm 2,057 tỷ đồng, tương ứng giảm 10.11% do thu nhập lãi hợp nhất tăng 7,117 tỷ đồng trong khi chi phí lãi tăng gần 9,175 tỷ đồng.

Thu nhập thuần từ hoạt động khác riêng lẻ giảm 74.06%, tương ứng giảm 5,870 tỷ đồng và thu nhập thuần từ hoạt động khác hợp nhất giảm 4,884 tỷ đồng (tương ứng giảm 57.92%) chủ yếu do trong tháng 6/2022, VPB có khoản thu hỗ trợ từ hợp đồng hợp tác độc quyền với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA.

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng riêng lẻ tăng 16.21%, tương ứng 686.4 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hợp nhất tăng đến 32.5%. Theo giải trình từ phía công ty, việc trích lập dự phòng được thực hiện trên cơ sở dư nợ tín dụng và phân loại nợ của khách hàng theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực tại thời điểm lập báo cáo tài chính, trong đó đã bao gồm chi phí dự phòng trích lập bổ sung theo Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 do NHNNVN ban hành sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/22020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo đó, do các biến động nêu trên, cùng với sự biến động trong thu nhập thuần của các hoạt động khác nên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023 của VPB ghi nhận đạt 25,140 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 4,102 tỷ đồng, tương ứng giảm 66.49% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu tài sản, nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm vẫn ở mức tương đối cao với gần 6.5%. Trong đó, các khoản nợ nhóm 3 tăng 45.5% lên mức 11,502.4 tỷ đồng, nợ nhóm 4 tăng 53% lên mức 15,372 tỷ đồng và nợ nhóm 5 giảm gần 31% xuống còn 4,990 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của VPB tăng gần 20% lên mức 632,198 tỷ đồng với các khoản tiền gửi khách hàng tăng lên mức 387,611 tỷ đồng.