Tháng 6 mở đầu với sắc xanh

Phiên mở đầu tháng 6 có tới một nửa số thời gian giao dịch chỉ số chính VN-Index bị nhúng vào sắc đỏ, nhưng đến cuối phiên, chỉ số đã được kéo xanh trở lại và kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh khi VN-Index tăng 3,22 điểm (tương đương 0,3%), lên 1.078,39 điểm. Bên mua tiếp tục thắng thế khi toàn sàn có 216 mã tăng giá (trong đó có 20 mã tăng trần), trong khi số mã giảm giá là 156 mã với 1 mã nào giảm sàn, số mã đứng ở giá tham chiếu là 74 mã. Tuy nhiên thanh khoản thị trường phiên này có phần sụt giảm so với 2 phiên cuối tháng 5 khi không còn giữ được mức trên dưới 16.000 tỉ đồng, còn gần 14.000 tỉ đồng, với gần 857 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Một nửa số mã trong rổ VN30 phiên này đã tăng giá với mức tăng từ 0,1% (SAB - Sabeco) đến 4,6% (TPB - NGân hàng TMCP Tiên Phong) cùng 4 mã giữ giá tham chiếu và 11 mã giảm giá từ 0,1% - 0,9%. Rổ này có hơn 187 triệu cổ phiếu được giao dịch với thanh khoản hơn 4.387 tỉ đồng. VN30-Index phiên này 1068,09 điểm, tăng 1,76 điểm, tương đương tăng 0,17%. Cũng như những phiên gần đây, rổ VN30 không có mã tăng trần và giảm sàn.

HNX-Index tiếp tục đà tăng nhẹ khi đạt 223,97 điểm, tăng 1,16 điểm, tương đương 0,52%. Sàn HNX phiên này có 111 mã tăng giá (30 mã tăng trần), 46 mã đứng giá và 78 mã giảm giá trong đó không có mã nào giảm sàn. Thanh khoản sàn HNX đạt gần 1.650 tỉ đồng với hơn 120 triệu cổ phiếu trao tay.

Tháng 6 mở đầu với sắc xanh

Sàn UPCoM tiếp tục tăng 1,46 điểm (tương đương 1,78%) còn 83,51 điểm. Số mã tăng giá 210 hơn gấp đôi số mã giảm giá (103 mã) và gấp 3,5 lần số mã đứng giá (61 mã), số mã tăng trần là 32 mã cũng cao gấp hơn 3 lần số 10 mã giảm sàn. Về thanh khoản, sàn UPCoM có hơn 96 triệu cổ phiếu được trao tay với tổng trị giá hơn 1.073 tỉ đồng.

Những phiên gần đây VN-Index và các chỉ số chính trong xu hướng tăng điểm và khối lượng giao dịch cũng tăng khá cho thấy tác động tích cực của những quyết sách vĩ mô.

Phiên này, giá trị mua và bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài không chênh lệch quá nhiều, tuy nhiên vẫn thiên về bán ròng khi tổng giá trị mua ròng chỉ đạt 143 tỉ đồng với FRT (Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT), NVL (Novaland) và PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) đứng đầu bảng. Trong khi tổng giá trị bán ròng cao hơn gần 51 tỉ đồng với VNM (Vinamilk), HAH (Công ty Cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An) và GEX (CTCP Tập đoàn GELEX) đầu bảng. Dù khối ngoại bán ròng GEX thì cũng không ngăn được mã nayftism trần với thị giá 16.500 đồng/cổ phiếu.

Thị trường tích cực nhưng nhóm dầu khí lại rủ nhau giảm điểm, chỉ có POV (CTCP xăng dầu dầu khí Vũng Áng), PXL (KCN Dầu khí Long Sơn), PXS (Lắp máy D.khí) và PFL (Dầu khí Đông Đô) tăng giá.

Ở nhóm thép, số mã tăng giá và giảm giá tương đương. Sau động thái bán bớt cổ phiếu của người nhà thành viên HĐQT, mã HSG (Tập đoàn Hoa Sen) giảm 200 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 1,2%. Ngược lại, HPG (Hòa Phát) đã lấy lại đà tăng sau vài phiên ảm đạm do người nhà thành viên HĐQT bán cổ phiếu. Phiên này HPG dừng ở mức 21.400 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 0,9%.

Nhóm ngân hàng chỉ có 3 ông lớn thuộc Big4 giảm giá là CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), BID (Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam) và VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) giảm giá. SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội)và BAB (Ngân hàng TMCP Bắc Á) đứng giá. Các mã ngân hàng khác đều tăng giá./.