Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia: “Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm thì rất khó cho bối cảnh hiện nay. Ngân hàng Nhà nước 2 tuần nay đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh hơn.”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vị chuyên gia này cho rằng sự khó khăn của nền kinh tế thế giới hiện nay chỉ là một tai nạn do COVID-19 và do xung đột. Vì tai nạn lớn nên kéo dài, dẫn đến sẽ có khó khăn nhất định; song không nền tài chính nào trên thế giới bị khủng hoảng.

Và tai nạn thì không biểu hiện cho dài hạn, thực tế khảo sát cho thấy Mỹ đang hồi phục rất tốt. Ông Nghĩa theo đó không nghĩ là thực tế sẽ quá bi đát như những định chế dự báo hiện nay, và Việt Nam chúng ta cũng đang phản ứng thái quá do tâm lý.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cũng đề cập đến tình trạng doanh nghiệp đang kinh doanh trong bối cảnh chênh lệch “lãi suất – lạm phát” rất cao.

“Từ đầu năm đến tháng 10, tăng trưởng GDP vào khoảng 8%, lạm phát khoảng 3%. Như vậy, GDP danh nghĩa tăng khoảng 11%. Hay nói cách khác, GDP tính theo giá hiện hành tăng 11%. Trong khi đó, cung tiền M2 chỉ tăng được 3%. Giả định, vòng quay tiền không đổi, thì nền kinh tế thiếu tiền cung ứng để lưu thông hàng hoá theo giá hiện hành một cách bình thường.”, ông Nghĩa minh chứng.

Thống kê cho thấy, cung tiền năm 2021 tăng 11%, trong khi GDP danh nghĩa chỉ tăng khoảng 4,6%. Như vậy, có khoảng 6,4% tiền dư thừa từ năm 2021 được tiếp tục lưu hành trong các quý đầu năm 2022. Dù vậy, đến nay thanh khoản của nền kinh tế bắt đầu suy kiệt.

Do đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang rất lớn dẫn tới lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng rất nhanh. Ví dụ, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm khoảng 10%, lạm phát 3%. Ngược lại, ở châu Âu lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm là 3%, trong khi lạm phát 10%. Lãi suất thực âm gấp đôi lạm phát. Mỹ cũng tương tự, lạm phát Mỹ khoảng 8,5-9%, trong khi lãi suất cho vay khoảng 2,5% - 3%.

Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay cao dẫn đến vấn đề thanh khoản hiện tại của DN Việt Nam.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã hút vào 600.000 tỷ đồng dẫn tới tiền hạn chế trong lưu thông. Đồng thời, 900.000 tỷ đồng đầu tư công do phát hành trái phiếu Chính phủ đang bị đóng băng. Do đó, cần phải tìm cách giải phóng 900.000 tỷ đầu tư công đang bị "nhốt" tại hệ thống ngân hàng.

Trước đó, trao đổi báo chí, vị chuyên gia này từng cho biết, điều quan trọng nhất của chính sách tiền tệ 2 tháng cuối năm và năm tới là không được làm mất đà tăng trưởng. Để làm được điều này, cần nới room tín dụng thêm 1-2% nữa, tức nâng room tín dụng cả năm lên 15-16%.

Kể từ đầu năm đến nay, Nhà điều hành đã có hai đợt nới thêm room tín dụng cho một số ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm. Trong đợt mới nhất vào đầu tháng 10, VPBank, HDBank, MB và Vietcombank đã được điều chỉnh thêm hạn mức tín dụng cho năm 2022. Đáng chú ý, đây là các ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Theo tính toán của Chứng khoán VNDirect, sau đợt điều chỉnh này, có thêm khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Đồng thời, sau đợt điều chỉnh, hạn mức tăng trưởng tín dụng của 18 ngân hàng trong danh sách theo dõi của nhóm phân tích (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống) đạt khoảng 13,6%.

VNDirect cho rằng, đây là động thái phân bổ lại hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì.

USD trên thị trường tự do lao dốc, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền về

Phiên hôm nay (16/1), trên thị trường tự do giá USD đang lao dốc mạnh. Hiện tỷ giá “chợ đen” được mua vào ở mức ...

Ngân hàng “buôn” chứng khoán ghi nhận kết quả trái chiều

Sau 9 tháng đầu năm, trong 28 ngân hàng khảo sát chỉ 8 ngân hàng có thu nhập từ chứng khoán đầu tư tăng, trong ...

KBSV: Nợ nhóm 2 của MB duy trì xu hướng tăng nhanh trong quý III

Theo KBSV, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – Mã chứng khoán: MBB) cải thiện với tỷ lệ nợ xấu giảm về ...