VCB: Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng

Vietcombank tiếp tục giữ ngôi quán quân về lợi nhuận trong ngành ngân hàng

Vượt kế hoạch đề ra, góp phần tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lợi nhuận sau thuế của VCB đạt mức 29,912 tỷ đồng, tương ứng tăng 36.34% yoy trong năm 2022. Đây là mức tăng tương đối ấn tượng với NII đạt mức 53,246 tỷ đồng, tăng 25.58% và NOII đạt mức 12,607 tỷ đồng, tăng 7% yoy. Động lực chính cho mức tăng trưởng mạnh của lợi nhuận sau thuế đến từ TOI tăng trưởng 20.01%, đạt mức 68,083 tỷ đồng năm 2022 và chi phí dự phòng giảm 19.53% yoy, đạt mức 9,464 tỷ đồng nhờ giảm trích lập dự phòng cụ thể cho vay khách hàng xuống mức 1,167 tỷ đồng. Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân về con số lợi nhuận của ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, NIM của VCB giảm nhẹ 1.28% yoy. Các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE của VCB cũng được cải thiện, lần lượt đạt 1.65% và 21.68%. Mức sinh lời tương đối cao cho thấy tình hình khả quan hơn từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. CIR của VCB cũng giảm nhẹ, đạt mức 31.23% năm 2022 cho thấy ngân hàng đang quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Trong năm 2022, CASA của VCB vẫn duy trì ở mức 32.4%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 9.53% yoy, từ mức 1,135,324 tỷ đồng (2021) lên mức 1,243,468 tỷ đồng (2022). Dư nợ cho vay tăng gần 20% yoy dẫn đến chỉ số LDR tăng 8.87% yoy, đạt mức 88.29% năm 2022. LDR tăng từ năm 2018 đến nay cho thấy chiến lược kinh doanh VCB đang đẩy mạnh khả năng sinh lời hơn nhưng sẽ phải đánh đổi với rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, LDR của VCB vẫn đang ở ngưỡng duy trì tăng ở mức trung bình ngành.

Bên cạnh đó, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của VCB chỉ chiếm 0.07% trong tổng dư nợ chứng khoán đầu tư, đây là một lợi thế của VCB trong tình hình thị trường trái phiếu trong nước diễn biến không mấy thuận lợi.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng nhẹ 7.69% yoy, đạt mức 0.7% trong năm 2022. VCB tiếp tục giữ mức trích lập dự phòng nợ xấu năm 2022 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 317.39%, điều này sẽ giúp VCB tránh khỏi các rủi ro phải tăng chi phí trích lập trong các năm kế tiếp làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Chất lượng tài sản của VCB vẫn thuộc nhóm tốt nhất trong hệ thống với tỷ lệ nợ xấu duy trì đều đặn dưới 1% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 300% sẽ là tiền đề để giúp VCB đẩy mạnh các khoản nợ xấu bằng khoản dự phòng và tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai.

Lãnh đạo Vietcombank khẳng định, trong năm 2023, VCB sẽ tiếp nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém. Nếu VCB tận dụng được thì sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh, dữ liệu khách hàng và trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, bảo đảm khả năng hoạt động liên tục.

Việt Anh