Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) của VCG đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 240 tỷ đồng của công ty cổ phần Vinaconex 25.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng phê duyệt cho Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam mua cổ phiếu phát hành thêm của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 theo phương án chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, số cổ phần Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được quyền mua là 7,959,300 cổ phần (tương ứng thực hiện quyền 1:1 – cổ đông sở hữu 1 cổ phần được quyền mua 1 cổ phần phát hành thêm). Giá trị cổ phần được quyền mua tính theo mệnh giá là 79,593,000,000 đồng.

Được biết, Vinaconex 25 sẽ dự kiến sử dụng số tiền 120 tỷ đồng thu được để thanh toán khế ước vay ngân hàng đến hạn trả trong năm 2023. Tính đến ngày 30/6, Vinaconex 25 đã vay tổng cộng 332 tỷ đồng chủ yếu là từ ngân hàng. Trong đó, Vinaconex 25 vay BIDV 204 tỷ đồng, vay VietinBank hơn 75 tỷ đồng và vay tín chấp từ công ty mẹ 52 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988. Ngày 5/9/2008, cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh chính của Vinaconex là xây lắp công trình; kinh doanh bất động sản; tư vấn thiết kế và sản xuất công nghiệp.

Cũng trong diễn biến mới đây, liên danh Vietur đã trúng gói thầu 5.10 nhà ga cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng là một tin vui đối với công ty và cổ đông khi Vinaconex có mặt trong liên danh này.

Vinaconex (VCG) sắp tăng vốn cho công ty con để gánh nợ ngân hàng
Vinaconex (VCG) sắp tăng vốn cho công ty con để gánh nợ ngân hàng

Về kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2023, trong quý 1, VCG ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 632 tỷ đồng, lên mức 1965.1 tỷ đồng và tương ứng với mức tăng trưởng 47.4% so với cùng kỳ.

Trong đó, đóng góp nhiều nhất là doanh thu từ hoạt động xây lắp ghi nhận tăng 486.1 tỷ đồng, lên mức 1,377.8 tỷ đồng và chiếm 70.11% doanh thu thuần. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản và hoạt động giáo dục tăng lần lượt 139.2 tỷ đồng và 40.3 tỷ đồng, lên mức 139.2 tỷ đồng và 74.9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu sản xuất công nghiệp lại giảm 45 tỷ đồng, xuống mức 148.2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trái ngược với mức tăng trưởng mạnh từ doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm đến 87.4% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 92.9 tỷ đồng. Trong đó, trong quý I/2023, Tổng công ty không ghi nhận khoản lãi do mua rẻ công ty con nào. Trước đó, VCG ghi nhận lãi do mua rẻ công ty con lên đến 597.5 tỷ đồng trong quý I/2022. Các khoản lãi tiền gửi, cho vay, lãi trả chậm cũng giảm 27.8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 82.8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các khoản chi phí tài chính của VCG đã tăng lên rất nhiều, lên đến 226.8 tỷ đồng vào thời điểm cuối kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 24.6 tỷ đồng, lên mức 217.5 tỷ đồng. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng chóng mặt từ mức âm 108 tỷ đồng trong quý 1 năm 2022 lên mức 86.6 tỷ đồng trong quý I/2023. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận đạt mức 40.6 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 94.8% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả, với những khoản chi phí lớn trong kỳ, VCG chỉ thu về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức 38.2 tỷ đồng và 18.8 tỷ đồng, tương ứng giảm 95.1% và 97.6% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của VCG ghi nhận tăng trưởng đến 85.7% lên mức 6,533.6 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận sụt giảm 75.3% so với cùng kỳ, xuống mức 177.2 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc lợi nhuận giảm mạnh là do trong nửa đầu năm 2023, VCG không ghi nhận khoản lãi từ đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản mục đầu tư khiến doanh thu tài chính giảm đến 711.6 tỷ đồng, tương ứng giảm 78.9% xuống chỉ còn đạt 190.2 tỷ đồng.