2438-vpbank99
Bản tin tài chính ngân hàng ngày 9/9

Thêm 6 triệu cổ phiếu VPBank được tự do chuyển nhượng từ ngày 18/9

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) thông báo giải tỏa 35% lượng cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2018 (ESOP 2018).

Cụ thể, hơn 6 triệu cổ phiếu VPB sẽ được tự do chuyển nhượng từ ngày 18/9. Đây là đợt giải tỏa thứ 2 của số cổ phiếu ESOP 2018. Trong tháng 9/2019, VPBank đã giải tỏa 30% lô cổ phiếu ESOP này.

Trước đó, trong năm 2018, VPBank đã phát hành 33,7 triệu cổ phiếu ESOP cho 837 nhân viên của ngân hàng. Riêng ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank đã đăng kí mua hơn 16 triệu cổ phiếu.

SCB cảnh bảo thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo mở thẻ tín dụng giả

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng và cảnh giác với những tin nhắn, cuộc gọi không rõ ràng, yêu cầu phải chuyển tiền/mất phí để mở thẻ tín dụng.

SCB khẳng định, việc mở thẻ tín dụng tại SCB được thực hiện đầy đủ theo qui trình đảm bảo các bước chặt chẽ. SCB không yêu cầu khách hàng nạp tiền/chuyển khoản hay thu phí khi tư vấn mở thẻ tín dụng. Phí thường niên (nếu có) sẽ được ghi nhận khi khách hàng kích hoạt thẻ thành công và sẽ được thể hiện trên nội dung sao kê gửi đến khách hàng.

Khi có bất kì nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch, khách hàng cần liên hệ ngay với hotline hoặc điểm giao dịch của SCB gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Vụ cướp BIDV Ngọc Khánh: BIC chi trả hơn 188 triệu đồng bồi thường tổn thất cho ngân hàng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa thực hiện chi trả hơn 188 triệu đồng bồi thường tổn thất cho BIDV Ngọc Khánh Hà Nội trong vụ cướp tại ngân hàng cuối tháng 7/2020.

BIC cho biết, ngay cùng ngày, sau khi tiếp nhận thông tin tổn thất BIC đã phối hợp với Cơ quan Cảnh sát Điều tra, BIDV Ngọc Khánh Hà Nội để thu thập các hồ sơ liên quan. Ngày 18/08/2020, Cơ quan Công An đã bàn giao cho BIDV Ngọc Khánh Hà Nội số tiền hơn 738 triệu đồng – là tang vật thu giữ từ đối tượng gây án. Số tiền còn lại chưa thu hồi được, BIC đã phối hợp hoàn thiện thủ tục chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền 188 triệu đồng.

BIDV rao bán hơn 800 m2 đất giữa trung tâm Hà Nội để thu nợ, giá khởi điểm 98 tỷ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quang Trung vừa thông báo bán đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Trường Phát với dư nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm hiện tại là gần 105 tỷ đồng.

Cụ thể, khoản nợ của công ty Trường Phát tại BIDV Quang Trung đến ngày 29/2/2020 là 104,8 tỷ đồng trong đó nợ gốc hơn 76,5 tỷ và nợ lãi trong hạn 19,17 tỷ, nợ lãi quá hạn hơn 9 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng qua BIDV rao bán khoản nợ của công ty Trường Phát. So với thông báo hồi đầu tháng 7, giá khởi điểm của lần này đã giảm hơn 2 tỷ đồng.

Phiên đấu giá dự kiến diễn ra lúc 10h ngày 17/9/2020 tại Chi nhánh Hà Nội Công ty Đấu giá Hợp danh Bến Thành - Phòng 403 tầng 4 tòa nhà Ocean Park, số 01 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Nguồn thu chính của các công ty bảo hiểm đang gặp khó

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo phân tích ngành bảo hiểm với dự đoán rằng sau đại dịch, các công ty bảo hiểm sẽ gặp khó khăn với hoạt động đầu tư, vốn dĩ là nguồn lợi nhuận chính. Theo đó, lãi suất huy động và lợi suất trái phiếu thấp cùng với tình trạng thiếu thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán là những yếu tố khiến lợi suất đầu tư của các công ty suy giảm.

Một nghiên cứu gần đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) cho thấy lãi suất thực sau các cơn đại dịch giảm đáng kể trong nhiều thập kỉ, trước khi trở lại mức trước đại dịch, do tình trạng thiếu lao động và tiết kiệm cao hơn.

Do đó, VDSC dự báo rằng bảo hiểm nhân thọ có khả năng tăng trưởng phí thấp trong những năm tới. Trong đó, chiếm tỉ trọng đáng kể là các sản phẩm liên kết đầu tư, nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng giữa lãi đầu tư nhận được trong tương lai và nghĩa vụ chi trả đã cam kết với khách hàng trước COVID-19.

Ngân hàng Standard Chartered nhận án phạt kỷ lục ở Ấn Độ

Mới đây cơ quan chống rửa tiền ở Ấn Độ vừa tuyên bố án phạt 1 tỷ rupee (tương đương 13,6 triệu USD) dành cho ngân hàng Standard Chartered vì đã vi phạm luật quản lý ngoại hối khi thâu tóm 1 ngân hàng ở đại phương. Đây là một trong những án phạt lớn nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ áp dụng với 1 ngân hàng nước ngoài.

Cuộc điều tra kéo dài 8 năm cho thấy Standard Chartered đã phạm luật khi phối hợp với một nhóm nhà đầu tư mua cổ phần ở Tamihnad Mercantile Bank năm 2007.

13 năm trước, Tamilnad Mercantile đã chuyển 46.862 cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có GHI Ltd., Swiss Re Investors, FI Investments and Cuna Group mà chưa có sự cho phép của NHTW Ấn Độ. Tháng 4/2008, một phần trong số cổ phần nói trên đã được chuyển sang Sub-Continental Equities là 1 chi nhánh của Standard Chartered và giao dịch này cũng không được NHTW Ấn Độ phê duyệt.

SSI Research: Lãi suất tiền gửi vẫn có thể giảm tiếp

Theo SSI Research, lũy kế 8 tháng đầu năm, lãi suất tiền gửi đã giảm tổng cộng 0,5 - 2,1 điểm phần trăm ở tất ...

Công nghệ AI và kỳ vọng chặn đứng nạn rửa tiền

Theo khảo sát gần đây của Công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO, 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI (trí ...

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 9/2020?

Bước sang tháng 9, các ngân hàng đều có những điều chỉnh tăng giảm khác nhau tại tùy từng kì hạn gửi. Trong đó, mức ...