Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính trung bình trong 11 tháng đầu năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11/2023 ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước tính đạt 8,49 tỷ USD, tăng 13,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,59 tỷ USD tăng 4,4% so với cùng kì năm ngoái. Đây là những số liệu rất tích cực đối với thị trường cũng như của khối doanh nghiệp trong nước.

Như vậy tính trung bình trong 11 tháng đầu năm nay ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã giảm so với cùng kì năm trước nhưng mức giảm trong tăng trưởng xuất khẩu đã thu hẹp đáng kể so với nửa đầu năm nay khi giảm 11,6% trong 6 tháng đầu năm 2023.

33 mặt hàng của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Trung bình trong 11 tháng đầu năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 619,17 tỷ USD

Theo thống kê trong 11 tháng đầu năm 2023 đã có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kì năm 2022.

Đặc biệt, những sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục gây ấn tượng khi đạt được kết quả xuất khẩu đáng mừng. Nhiều sản phẩm nông sản đã tăng nhanh cả về giá trị lẫn chất lượng so với tháng trước đó cụ thể gạo đạt 462 triệu USD, tăng khoảng 13,5%; cao su đạt 343 triệu USD, tăng khoảng 16,6%; cà phê đạt 252 triệu USD, tăng khoảng 59,9%...

Theo số liệu thống kê, trong 11 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài khoảng 7,8 triệu tấn gạo, 1,9 triệu tấn cao su, 2,7 triệu tấn sắn và sản phẩm của sắn, 1,4 triệu tấn cà phê.

Đối với kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản ước tính đạt 3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nhóm ngành hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương trong 11 tháng đầu năm với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 29,5 tỷ USD, tăng 8,6%.

Đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa lại có xu hướng giảm, ước tính trong tháng 11/2023 nhập khẩu đạt 29,8 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Trung bình trong 11 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 296,67 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn đứng đầu với 93,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Trên thị trường tình hình nhập khẩu giảm mạnh so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của nước ta trong 11 tháng đầu năm đã tiếp tục xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,3 tỷ USD).

Trong 11 tháng qua thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với tổng kim ngạch ước tính đạt 88 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 99,6 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê trong vòng 11 tháng tỷ lệ xuất siêu sang các quốc gia đạt được như sau: Hoa Kỳ đạt khoảng 75,5 tỷ USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU đạt khoảng 26,2 tỷ USD, giảm 11,1%; xuất siêu sang Nhật Bản đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 127,2%; nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 43,7 tỷ USD, giảm 23,1%; nhập siêu từ Hàn Quốc ước đạt 26,3 tỷ USD, giảm 25,4%; nhập siêu từ ASEAN đạt khoảng 8,1 tỷ USD, giảm 31,3%.

33 mặt hàng của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Thị trường cạnh tranh kinh tế suy giảm đang là thách thức của ngành xuất, nhập khẩu Việt Nam

Điểm đáng chú ý là những nền kinh tế lớn trên thế giới là đối tác xuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải những khó khăn về kinh tế nên họ đã có xu hướng mua sắm những sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến cho khối lượng đơn hàng bị giảm. Trong khi đó, những ngành sản xuất công nghiệp trong nước lại chủ yếu hướng vào xuất khẩu dựa trên nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt, những ngành có tính đặc thù cao như dệt may, điện tử, da giày… chỉ cung ứng cho thị trường nội địa khoảng 10% sản lượng còn 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.

Việc Trung Quốc mở cửa giao thương trở lại cũng đã tạo áp lực lớn trong việc cạnh tranh đối với những mặt hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm, thị trường trong nước sức mua kém trong khi chi phí sản xuất lại cao và các công ty không dễ gì tiếp cận tín dụng…

Để giảm bớt những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công thương đã tìm các biện pháp để đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới. Đặc biệt là việc hoàn tất thủ tục đưa Hiệp định FTA với Israel vào trong sản xuất, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thị trường, sản phẩm.

Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành đàm phán với Trung Quốc để mở rộng thị trường xuất khẩu cho những mặt hàng khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…

Chú trọng vào việc điều tiết tốc độ, thông quan hàng hóa tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam – Trung Quốc để tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu. Nâng cao tinh thần đoàn kết và bình đẳng trong hợp tác giữa hai quốc gia.