Giữa bối cảnh còn nhiều ý kiến trái chiều, việc siết tỉ lệ từ 34% còn 30% vẫn là cần thiết để bảo đảm an toàn cho hệ thống cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thay vì để ngân hàng gánh trĩu vai một mình tín dụng thì việc cân đối giữa các kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp như gọi vốn từ các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp hay gọi vốn từ các định chế tài chính nước ngoài là quan trọng.

Thực tế cho thấy việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã được đưa ra từ năm 2020, triển khai theo lộ trình giảm dần một ít qua mỗi năm từ 40% về 30%. Thế nhưng, tỉ lệ này tại nhiều ngân hàng hiện vẫn rất thấp, từ 15 - 20%.

Do đó, hệ thống ngân hàng đối mặt với rất nhiều rủi ro như cân đối nguồn vốn trả lãi và gốc khi tiền gửi tiết kiệm đến hạn, nhưng tiền vay lại chưa tới hạn tất toán.

Cần nâng cao hiệu quả của kênh huy động vốn
Việc nâng cao hiệu quả của kênh huy động vốn là cần thiết để giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng

Người dân hiện nay có xu hướng gửi tiền kỳ hạn ngắn 1 đến 3 tháng và phổ biến nhất là 6 tháng để có thể chủ động trong các kế hoạch chi tiêu và đầu tư của mình. Thế nhưng, tín dụng ngân hàng lại thường có các kỳ hạn dài 5 năm, 10 năm hay 20 năm.

NHNN cho biết không thể cho vay dài hạn quá nhiều bởi khoảng trên 80% tiền gửi là trong ngắn hạn, nghĩa là dưới 1 năm. Phần lớn vốn ngân hàng sẽ chủ yếu phục vụ cho các khoản vay ngắn hạn và sản xuất kinh doanh. Trong khi, về dài hạn, doanh nghiệp không chỉ cần giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn vay mà còn cần đa dạng các kênh di động vốn khác.

Quy định này là hợp lý để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn cũng đang ghi nhận một số quan điểm trái chiều.

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Đã kiến nghị lùi thời hạn áp dụng quy định này. Bởi lẽ nhu cầu chung của toàn nền kinh tế là rất lớn, chứ không chỉ riêng các dự án bất động sản với nhu cầu vay vốn trung dài hạn có thể lên tới 50-60% tổng đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng ngân hàng không thể gánh sức nặng đầu tư của cả nền kinh tế mà cần có những cột trụ từ thị trường vốn. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào thị trường vốn nếu ngân hàng không còn là kênh dễ dàng.

Trong khi, nền kinh tế từ trước đến nay phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng. Tuy nhiên áp lực biến động của nền kinh tế sẽ giảm bớt khi thị trường vốn tăng lên. Điều này để lại những hệ quả xấu, sự tăng trưởng nóng ở nhiều khu vực như chứng khoán và bất động sản ở những thời điểm trước đây.

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả của kênh huy động vốn là cần thiết để giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Các cơ quan chức năng thời gian qua đã có nhiều giải pháp lành mạnh để nâng cao hiệu quả của các kênh hoạt động vốn như chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng chủ động tìm các nguồn vốn giá rẻ và dài hạn từ các định chế tài chính quốc tế để phục vụ cho hoạt động của mình. VPBank, Techcombank hay F88 là những cái tên đã có được nguồn vốn khủng từ các tổ chức nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tìm thêm các kênh huy động vốn trên thị trường quốc tế như Vinfast trên sàn chứng khoán Mỹ. Bản thân doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản trị để có thể thuyết phục nhà đầu tư khi muốn đa dạng hóa kênh huy động vốn.

Trong khi, cơ quan chức năng cũng đã có những lộ trình phát triển thị trường trái phiếu để tạo ra sự cân đối, liên kết và đồng bộ giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và trái phiếu để thúc đẩy sự lành mạnh của thị trường vốn.