Cổ phiếu “vua” đang trở lại

Xu hướng uptrend trên thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng bởi những nhịp rung, chỉ số VN-Index chinh phục được ngưỡng cản mới. So với vùng đáy được xác lập vào tháng 11/2022, hiện VN-Index tăng xấp xỉ 127 điểm, lên mốc 1.122 điểm. Trong bức tranh sáng của thị trường, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục trở lại “đường đua”.

Một số công ty chứng khoán nhận định, cổ phiếu ngân hàng hiện đang ở vùng thấp nhất trong 5 năm qua.

Có nên săn “sóng” chuyển sàn của cổ phiếu ngân hàng?
Định giá cổ phiếu ngân hàng vẫn ở vùng thấp nhất trong vòng 5 năm qua

Theo chuyên gia, định giá P/B cổ phiếu ngân hàng ở quanh mức 1,5 lần, phù hợp đầu tư lâu dài. Thực tế, nhìn vào toàn cảnh kinh doanh ngành trong 3 quý đầu năm cũng như thời gian tới, ngành ngân hàng có nhiều dự báo tiềm năng tăng trưởng. Nhưng so với nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, chứng khoán, bán lẻ thì đà tăng của cổ phiếu ngân hàng hiện có khá khiêm tốn vì “dư chấn” từ những biến động năm 2022.

Theo phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam và một số CTCK khác, định giá cổ phiếu ngân hàng vẫn ở vùng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Trong khi sức khỏe nội tại của các nhà băng đã được cải thiện nhiều hơn so với trước, ngành này cũng hưởng nhiều lợi ích từ triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Từ các yếu tố này, có thể thấy cổ phiếu “vua” đã và đang sẵn sàng nội lực để bứt phá cùng thị trường chứng khoán thời gian tới. Thị trường thuận lợi trở thành lực đẩy đầu tiên cho cổ phiếu NAB sắp chào sàn HOSE.

“Sóng” đầu tư có xuất hiện?

Các mã cổ phiếu chuẩn bị chuyển sàn luôn được các nhà đầu tư săn đón. Hiện tượng cổ phiếu tăng giá sau khi chuyển sàn dường như đã thành một quy luật bất thành văn. Thông thường, nhà đầu tư sẽ canh mua trên sàn cũ ngay khi có những thông tin đầu tiên.

Nhìn lại 10 năm qua, với các cổ phiếu chuyển sàn, có nhiều mã không chỉ khuấy động sàn giao dịch ngay khi có thông tin, mà giá bán vẫn tiếp tục tăng sau đó.

Đặc tính của nhóm ngân hàng là vốn hóa lớn, để tăng vốn hóa và vị thế thì cần dòng tiền lớn chảy vào đây. Vì vậy mà khi chuyển sàn, các cổ phiếu ngân hàng tăng cơ hội thu hút dòng tiền tổ chức, dòng tiền nước ngoài, tạo kỳ vọng thúc đẩy giá cổ phiếu. Từ đó tạo thuận lợi cho ngân hàng tăng vốn (nếu có).

Có nên săn “sóng” chuyển sàn của cổ phiếu ngân hàng?
Khi chuyển sàn, các cổ phiếu ngân hàng tăng cơ hội thu hút dòng tiền tổ chức, dòng tiền nước ngoài

Như vậy, động thái chuyển sàn sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông, có thể tạo thêm các giá trị mới cho cổ phiếu khi doanh nghiệp tham gia sân chơi, nhưng đòi hỏi cao hơn về quản trị cũng như tuân thủ pháp luật chứng khoán. Từ đó, nhiều cổ đông muốn chớp lấy cơ hội để “đu sóng” chuyển sàn.

Theo thống kê, thị trường chứng khoán Việt đang có 17 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên HOSE, 2 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX, 8 ngân hàng đang giao dịch trên thị trường UPCoM.

Việc niêm yết trên sàn HOSE sẽ đánh dấu bước chuyển mình của NAB, giúp ngân hàng này thu hút thêm nhà đầu tư, nhất là nhóm nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tiếp tục khẳng định hoạt động kinh doanh minh bạch và ổn định, giúp Nam A Bank nhanh chóng thực hiện hóa mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Tiềm năng của NAB

Nam A Bank đã chuẩn bị rất kỹ cho việc chuyển sàn từ UPCoM sang HOSE trong những năm gần đây. Trong đó, ngân hàng liên tục có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tăng vốn điều lệ và gia tăng chất lượng tài sản để đảm bảo những mục tiêu kinh doanh ổn định và bền vững.

Tháng 8/2023, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sửa đổi nội dung về vốn điều lệ của Nam A Bank, tăng từ 8.500 tỷ đồng lên hơn 10.500 tỷ đồng. Hoạt động này giúp tăng cường thêm năng lực tài chính, gia tăng vốn trung và dài hạn, cung cấp những giải pháp tài chính đa dạng hơn cho khách hàng.

Có nên săn “sóng” chuyển sàn của cổ phiếu ngân hàng?
Nam A Bank đã tiến vào nhóm 20 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống

Cùng với đó, tính đến cuối tháng 9/2023, Nam A Bank ghi nhận tổng tài sản gần 210.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với đầu năm, hoàn thành 101% kế hoạch. Với đà tăng trưởng này, Nam A Bank đã tiến vào nhóm 20 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống.

Chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Ghi nhận điểm tích lũy NIM vẫn ổn định ở mức trên 3,2% trong bối cảnh biên lãi suất huy động và cho vay khách hàng thu hẹp, nhờ những giải pháp tối ưu cơ cấu tài sản sinh lãi và cơ cấu huy động.

Nam A Bank xây dựng các chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả, luôn tuân thủ các chỉ số về an toàn trong hoạt động theo quy định, đạt tiêu chí của Basel III. Ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh, ổn định, minh bạch dựa trên hệ thống quản trị rủi ro chuẩn quốc tế, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam hoàn thành Basel III.

Vừa qua, Nam A Bank đã hoàn thành triển khai cấu phần rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ Basel II – FIRB cùng sự đồng hành và tư vấn của Công ty tư vấn quốc tế hàng đầu KPMG. Qua đó trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.

Dù ở thời điểm này, nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng còn gặp nhiều thách thức, nhưng với các chiến lược kinh doanh đúng đắn, phát triển bền vững gắn với quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế thì Moody's mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng của Nam A Bank ở mức B2 và duy trì triển vọng ổn định.