Vào ngày 8/1, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố kết quả khảo sát hàng quý về Chỉ số niềm tin Kinh doanh (BCI) của các nhà đầu tư châu Âu ở Việt Nam.

Theo kết quả cho thấy, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động ở Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu hồi phục khi mà BCI đạt mức 46,3 trong quý 4/2023. Mặc dù vậy vẫn có hơn ⅓ số doanh nghiệp dự đoán sự hoạt động kém hiệu quả - điều này nhấn mạnh triển vọng thận trọng trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu.

EuroCham: Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục tăng
Quý cuối cùng của năm 2023 đã chứng kiến được mức độ hài lòng của các doanh nghiệp châu Âu tăng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp cũng tự tin vào tình hình hiện tại của mình, đã tăng từ 24% trong quý 3 lên mức 32% trong quý 4. Nguồn ảnh: Internet

Ngôi sao đang lên trong đầu tư toàn cầu gọi tên Việt Nam

Nghiên cứu cũng có chỉ rõ, quý cuối cùng của năm 2023 đã chứng kiến được mức độ hài lòng của các doanh nghiệp châu Âu tăng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp cũng tự tin vào tình hình hiện tại của mình, đã tăng từ 24% trong quý 3 lên mức 32% trong quý 4.

Và triển vọng trong quý 1/2024 cũng vô cùng tích cực với 29% doanh nghiệp đánh giá triển vọng của họ là xuất sắc hoặc tốt. Có một dấu hiệu nữa cũng cho thấy được mối lo ngại của doanh nghiệp đang giảm dần, giảm từ 9% xuống còn 5%.

Cũng theo đó, khu vực doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng. Có 31% công ty có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong quý 1/2024 và 34% có ý định tăng mức đầu tư - một sự tăng trưởng rõ ràng tính từ năm 2023. Và những số liệu thống kê này cũng báo hiệu động lực tăng trưởng mạnh mẽ, cơ hội cho Việt Nam trong năm 2024.

Cũng theo khảo sát, trong quý 4/2023, vị thế điểm nóng đầu tư của Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể. Con số ấn tượng là 62% số người được khảo sát đã xếp hạng Việt Nam trong số 10 điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu, trong đó 17% xếp Việt Nam ở vị trí cao nhất. Và điều này cũng được chứng minh bằng con số 53% số người được hỏi dự đoán đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng vào cuối quý 4.

EuroCham: Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục tăng
Triển vọng trong quý 1/2024 cũng vô cùng tích cực với 29% doanh nghiệp đánh giá triển vọng của họ là xuất sắc hoặc tốt. Có một dấu hiệu nữa cũng cho thấy được mối lo ngại của doanh nghiệp đang giảm dần, giảm từ 9% xuống còn 5%. Nguồn ảnh: Internet

Và cuộc khảo sát cũng có nêu bật vị trí chiến lược của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Trong khi chỉ một phần nhỏ (2%) coi Việt Nam là lãnh đạo ngành công nghiệp thì con số đáng chú ý ghi nhận là 29% xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cạnh tranh hàng đầu trong ASEAN.

Đa số (45%) coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh mạnh dù vẫn còn một số thách thức nhất định. Quan điểm này cũng có nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng cũng như tiềm năng phát triển hơn nữa của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế ASEAN.

Và cuộc khảo sát cũng đã làm sáng tỏ được đánh giá đa chiều của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về lực lượng lao động Việt Nam. Cũng theo số liệu thống kê cho thấy một bức tranh khá phức tạp: có 32% số người được hỏi rằng lực lượng lao động có trình độ khá tốt tuy nhiên vẫn cần cải thiện về kỹ năng và chuyên môn. Cũng tương tự, 24% số người trả lời hài lòng về khả năng sẵn có của lực lượng lao động, tuy nhiên đôi lúc sự sẵn có này cũng không hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu hay quy mô cụ thể mà các doanh nghiệp quốc tế mong muốn.

Kết quả cũng cho thấy, có 40% số người được hỏi đánh giá lực lượng lao động của Việt Nam có trình độ vừa phải, có sự kết hợp giữa các kỹ năng trung cấp và cơ bản. Bên cạnh đó, có 50% đánh giá mức độ sẵn có của lực lượng lao động cũng ở mức vừa phải và phản ánh thách thức trong việc tìm kiếm ứng viên đủ tiêu chuẩn.

Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Những kết quả này cho thấy rằng việc phát triển và đào tạo cho lực lượng lao động là cần có để có thể nâng cao trình độ cũng như tính sẵn sàng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường toàn cầu”.

EuroCham: Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục tăng
Đa số (45%) coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh mạnh dù vẫn còn một số thách thức nhất định và quan điểm này cũng có nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng cũng như tiềm năng phát triển hơn nữa của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế ASEAN. Nguồn ảnh: Internet

Cải thiện bằng việc giảm bớt những rào cản về mặt pháp lý

Cũng thông qua khảo sát, EuroCham đã nhận được những thông tin giá trị về các thách thức pháp lý mà cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam phải đối mặt. Có 52% số người được hỏi xác định gánh nặng hành chính cũng như sự kém hiệu quả của bộ máy là một trong ba rào cản hàng đầu, nêu bật sự ảnh hưởng của sự quan liêu đối với hoạt động kinh doanh.

Và có 34% doanh nghiệp cũng nhấn mạnh các quy tắc cũng như quy định không rõ ràng, được giải thích khác nhau cũng là một thách thức lớn. Đồng thời cũng có nhấn mạnh sự cần thiết của việc rõ ràng, nhất quán trong khuôn khổ pháp lý.

Việc đảm bảo giấy phép cũng như các phê duyệt cần thiết chính là mối quan tâm của 22% số người được hỏi, chỉ ra những rào cản về thủ tục trong hoạt động kinh doanh. Hơn thế, 20% cho rằng thiếu chuyên gia địa phương có trình độ chuyên môn ở trong các lĩnh vực chuyên ngành chính là một vấn đề quan trọng, cho thấy được khoảng cách về nguồn nhân lực cần được cân nhắc và giải quyết.

Và thêm vào đó, có 19% công ty nhận thấy các quy định về thị thực, giấy phép lao động cũng như quy định lao động đối với người nước ngoài là thách thức, phản ánh được sự phức tạp của việc quản lý lực lượng lao động quốc tế theo hệ thống pháp luật hiện hành.

Cả năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn. Và đến quý 4/2023, có 27% công ty báo cáo đã nhận được lợi ích mức vừa đủ đến đáng kể từ thỏa thuận, so với quý 2 tăng rõ rệt với mức 18%.

Tuy nhiên, trong khảo sát cũng cho thấy được những thách thức trong việc tận dụng tối đa tiềm năng của Hiệp định EVFTA. Có khoảng 13% phản hồi cho rằng sự không chắc chắn hoặc là không hiểu rõ về thỏa thuận chính là trở ngại chính. Có 9% cho rằng thủ tục thông quan không rõ ràng và kéo dài là một trở ngại và làm giảm đi lợi ích của hiệp định thương mại.

EuroCham: Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục tăng
Cả năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn. Nguồn ảnh: Internet

Cũng chính vì thế mà các ý kiến khảo sát đều kiến nghị, cần cải thiện để có thể tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có 54% số người được hỏi kêu gọi tinh giản bộ máy hành chính và cho thấy rằng việc giảm bớt các quy trình quan liêu có thể cải thiện được đáng kể môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, có 45% nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, trong khi 30% coi phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, cảng và cầu là điều cần thiết để thu hút FDI.

Ông Gabor Fluit - Chủ tịch EuroCham cho biết, chỉ số niềm tin kinh doanh vẫn ở dưới mức trung bình và có hơn ⅓ số doanh nghiệp dự đoán sẽ hoạt động kém hiệu quả. Trước sự cạnh tranh kinh tế đang ngày càng tăng trong khu vực thì Việt Nam vẫn nên cảnh giác.

Chủ tịch EuroCham khuyến nghị: “Điều quan trọng lúc này là phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách cũng như chiến lược của mình để có thể thu hút và duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Âu. Một lĩnh vực quan trọng cần chú trọng đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính - đây là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Song song với đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng để có thể giảm chi phí hậu cần, nâng cao trình độ của lực lượng lao động cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho đất nước có thể duy trì được tính cạnh tranh cũng như quỹ đạo tăng trưởng”.