Life2vec có thể dự đoán bạn sống đến lúc nào

Các nhà khoa học mới đây đã phát triển một thuật toán sử dụng câu chuyện về cuộc đời một người để dự đoán họ sẽ sống như thế nào, khi nào họ sẽ chết.

Và theo đó, nghiên cứu mới được xây dựng bởi các nhà khoa học ở Đan Mạch và Hoa Kỳ. Họ đã tạo ra được mô hình tên Life2vec có độ chính xác khoảng 78%, ngang bằng với các thuật toán khác được thiết kế để có thể dự đoán kết quả cuộc sống tương tự.

Cụ thể, các nhà khoa học đã đào tạo thuật toán trên kho dữ liệu khổng lồ của Đan Mạch, cung cấp cho nó tất cả các loại thông tin về hơn 6 triệu người thật. Những thông tin bao gồm thu nhập, nghề nghiệp và nơi cư trú, thương tích, thai kỳ,...

Và Life2vec được ví như đồng hồ tử thần. Nguyên nhân bởi vì nó có thể xử lý ngôn ngữ đơn giản để từ đó đưa ra dự đoán về thời gian sống của một người và số tiền họ sử dụng trong suốt cuộc đời.

Tuy nhiên khác với các mô hình khác, Life2vec hoạt động tương tự như một chatbot, sử dụng các chi tiết hiện có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Life2vec - công cụ AI mới dự đoán con người sống đến khi nào
Cũng tương tự như cách mà ChatGPT và những mô hình ngôn ngữ lớn khác được đào tạo dựa trên vô số tác phẩm viết hiện có thì Life2vec được dạy bằng dữ liệu từ cuộc sống của mọi người, được viết ra ở dưới dạng một chuỗi các câu giàu dữ liệu. Nguồn ảnh: Internet

Cách sử dụng thuật toán khá là đơn giản, tương tự như bạn đang dùng ChatGPT. Theo đó, thay vì bạn yêu cầu nó viết một bài hát, bài thơ hoặc là bài luận thì các nhà khoa học sẽ hỏi Life2vec dự đoán cái chết trong thời gian 4 năm tới đối với một người nào đó.

Trả lời trên DailyMail, giáo sư Sune Lehmann - là nhà nghiên cứu chính nói rằng, Life2vec đã được huấn luyện trên dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2016. Và nó cũng đã dự đoán chính xác hơn ¾ số người đã chết vào năm 2020.

Các công ty bảo hiểm được khuyến cáo không nên sử dụng Life2vec bởi lý do đạo đức

Giáo sư Sune Lehmann nói rằng: “Để có thể bảo vệ thông tin cá nhân của mọi người, dữ liệu sẽ không được cung cấp rộng rãi ra công chúng hoặc là các đơn vị, công ty. Chúng tôi cũng đang tích cực tìm cách chia sẻ một số kết quả một cách cởi mở hơn, tuy nhiên điều này đòi hỏi phải thực hiện nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo được quyền riêng tư của những người trong nghiên cứu. Và ngay cả khi mô hình này cuối cùng đã được ra mắt công chúng, luật về quyền riêng tư của Đan Mạch sẽ coi việc sử dụng giáo sư Sune Lehmann nói để đưa ra quyết định về các cá nhân là bất hợp pháp”.

Cũng tương tự như cách mà ChatGPT và những mô hình ngôn ngữ lớn khác được đào tạo dựa trên vô số tác phẩm viết hiện có thì Life2vec được dạy bằng dữ liệu từ cuộc sống của mọi người, được viết ra ở dưới dạng một chuỗi các câu giàu dữ liệu.

Life2vec - công cụ AI mới dự đoán con người sống đến khi nào
Life2vec được ví như đồng hồ tử thần, nguyên nhân bởi vì nó có thể xử lý ngôn ngữ đơn giản để từ đó đưa ra dự đoán về thời gian sống của một người và số tiền họ sử dụng trong suốt cuộc đời. Nguồn ảnh: Internet

Chúng có bao gồm những câu như “Vào tháng 9 năm 2012, Francisco nhận được hai mươi nghìn kroner Đan Mạch khi làm bảo vệ tại một lâu đài ở Elsinore" hay "Trong năm thứ ba tại trường nội trú cấp hai, Hermione đã theo học năm lớp tự chọn".

Giáo sư Sune Lehmann cùng với nhóm của ông đã gán các mã thông báo khác nhau cho từng phần thông tin. Ví dụ như gãy xương cẳng tay được biểu thị là S52; làm việc ở trong một cửa hàng thuốc lá được mã hóa là IND4726, thu nhập được thể hiện bằng 100 mã thông báo kỹ thuật khác nhau và xuất huyết sau sinh là O72.

Có nhiều mối quan hệ ở trong số này mang tính trực quan như là nghề nghiệp và thu nhập - một số công việc nhất định kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên thì những gì mà Life2vec làm đó là lập bản đồ một tập hợp lớn các yếu tố tạo nên cuộc sống của một cá nhân, cho phép ai đó yêu cầu nó đưa ra dự đoán dựa trên hàng triệu người khác và rất nhiều yếu tố.

Đáng chú ý, thuật toán này còn có thể đưa ra dự đoán về tính cách của con người. Để có thể làm được điều này thì Giáo sư Sune Lehmann và nhóm của ông đã huấn luyện Life2vec dự đoán qua câu trả lời của mọi người trong bài kiểm tra tìm cách.

Ví dụ như bài kiểm tra yêu cầu người tham gia trả lời 10 mục bằng cách tích yes or no (có hoặc không). Cụ thể: "Việc đầu tiên tôi luôn làm ở nơi mới là kết bạn"; "tôi hiếm khi bày tỏ ý kiến của mình trong các cuộc họp nhóm".

Theo Giáo sư Sune Lehmann, điều quan trọng cần lưu ý đó là tất cả dữ liệu đều đến từ Đan Mạch. Chính vì thế mà những dự đoán này có thể không đúng đối với những người sống ở những nơi khác. Hơn thế, hầu hết mọi người có thể không thực sự muốn biết khi nào thì họ sẽ chết.

Life2vec - công cụ AI mới dự đoán con người sống đến khi nào
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các công ty bảo hiểm không nên sử dụng hệ thống này bởi vì lý do đạo đức. Nguồn ảnh: Internet

Vị giáo sư chia sẻ: “Chúng tôi xem xét công nghệ đang đưa chúng ta đến đâu và liệu đây có phải là sự phát triển mà chúng ta mong muốn hay là không”.

Theo giáo sư Sune Lehmann, khác với ChatGPT tập trung vào việc tạo ra văn bản sáng tạo có khi vượt qua các rào cản chuyên môn, thì hệ thống Life2vec có cách tiếp cận khác hơn một chút. Và bước tiếp theo, các chuyên gia cũng có kế hoạch tích hợp các loại thông tin bổ sung như văn bản, hình ảnh, dữ liệu kết nối xã hội để có thể nâng cao khả năng dự đoán của mô hình AI.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận những lo ngại về mặt đạo đức xung quanh mô hình Life2vec. Trong đó bao gồm việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, các vấn đề về quyền riêng tư và nguy cơ sai lệch tiềm ẩn ở trong quá trình phân tích dữ liệu. Theo chuyên gia, những thách thức này phải được giải quyết một cách triệt để trước khi áp dụng mô hình rộng rãi ra công chúng. Song song với đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các công ty bảo hiểm không nên sử dụng hệ thống này bởi vì lý do đạo đức.