Sau một khoảng thời gian thanh khoản gần như đóng băng, nhà đất tỉnh lân cận TPHCM đã có dấu hiệu giao dịch trở lại. Tuy vẫn chưa sôi nổi, dấu hiệu này vẫn được kỳ vọng trở thành “điểm tựa” phục hồi kể từ cuối năm nay trở đi.

Theo như ghi nhận gần đây, một số khu vực như huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Định Quán (Đồng Nai); Tân Uyên và Bàu Bàng (Bình Dương); Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận dấu hiệu về giao dịch đất nền. Dù sức cầu còn yếu so với giai đoạn trước, môi giới đánh giá sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư là một tín hiệu tốt.

Nhà đất tỉnh lân cận TPHCM “đón sóng” tích cực khi có dấu hiệu giao dịch trở lại
Ảnh minh họa

Khoảng gần 2 tháng nay, khách hàng đã đi xem nhà đất ở Long Thành (Đồng Nai) đã đi xem nhà đất trở lại. Dù giao dịch chưa nhiều, nhưng việc khách chịu đi xem đất được coi là có niềm hi vọng. Môi giới cho biết, thời điểm kinh khủng nhất đã qua. Nhớ thời điểm cuối năm 2022 đến sau Tết nguyên đán, gần như không có khách nào chịu đi xem nhà đất, môi giới rảnh rỗi, tỷ lệ bỏ nghề tăng mạnh.

Hiện tại, dù các giao dịch chưa phát sinh nhiều, song môi giới khẳng định thị trường đã có hi vọng phục hồi thanh khoản. Môi giới tỉnh cũng tích cực đăng tin rao bán và tìm kiếm khách hàng.

Theo ghi nhận tại Bà Rịa – Vũng Tàu, người mua hiện đã quay trở lại thị trường. Các giao dịch phát sinh ở cả sản phẩm ngộp lẫn không ngộp. Nhà đầu tư đi xem đất khá đông, chủ yếu là người mua sản phẩm có diện tích lớn, giá tiền cao. Tuy nhiên, khách mua mới chỉ quan tâm một số khu vực có tiềm năng rõ nét, sức cầu vẫn chưa lan rộng ra toàn thị trường tỉnh giống như trước.

Tình hình ở huyện Cẩm Mỹ, Định Quán (Đồng Nai) vẫn đang khá im ắng. Thế nhưng, thay vì bất động như giai đoạn đầu năm nay, hiện nhà đầu tư đã có dấu hiệu đi xem nhà đất. Thời điểm này, một số lô đất vườn, đất nông nghiệp đã được bán ra. Thông tin đăng lên cũng được khách hàng quan tâm nhiều hơn.

Trong khi đó, sức cầu tại thị trường đất nền Bình Dương cũng có dấu hiệu phục hồi với đất nền thuộc huyện Bàu Bàng, Tân Uyên. Song người mua chủ yếu tìm đất diện tích lớn với mục đích sử dụng cho nhu cầu mở xưởng hoặc phân lô.

Thực tế cho thấy, tháng 7 và tháng 8 năm nay tiếp tục là khoảng thời gian ấm áp của thị trường bất động sản phía Nam. Theo đó, phân khúc đất nền ở TP.HCM và tỉnh lân cận đã có 3 dự án mở bán, bao gồm 1 dự án mới. Ngoài ra, có tổng cộng có 108 nền được rao cùng 24 nền được tiêu thụ, theo số liệu từ DKRA Group. Giao dịch vẫn ở mức vừa phải nhưng lượng hàng mới đã tiến bộ hơn so với các tháng trước. Đặc biệt, nhiều công trình hạ tầng giao thông ở phía Nam được chú trọng đầu tư cũng được kỳ vọng sẽ tạo nên sức cầu cho thị trường đất nền các tỉnh lân cận TPHCM.