Call Margin là gì?

Mọi người vẫn biết đến Margin là hành động nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, sau đó sử dụng số cổ phiếu đã mua làm tài sản để thế chấp. Còn Call Margin (lệnh gọi ký quỹ) là trường hợp mà công ty chứng khoán sẽ thông báo đến khách hàng để đề nghị họ tăng số lượng chứng khoán thế chấp trong tài khoản hoặc nộp thêm tiền nhằm đảm bảo sự an toàn cho khoản vay.

Trước tiên cần phải hiểu tỷ lệ kí quỹ Margin của khách hàng sẽ phải đảm bảo mức thấp nhất bằng với tỷ lệ mà công ty đã xác nhận từ trước. Trường hợp tỷ lệ kí quỹ thực tế lại tiếp tục giảm thấp hơn nữa so với con số đó thì công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán thì mới đảm bảo được ngưỡng an toàn cho khoản vay đó.

Ở mỗi công ty chứng khoán khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về tỷ lệ Call Margin, lúc này thường sử dụng kết quả công thức: Tỷ lệ tài sản ròng/ Giá trị chứng khoán để xác định. Nếu giá trị của công thức trên thấp hơn so với tỷ lệ quỹ quy định thì sẽ dẫn đến việc Call Margin. Lúc này, hệ thống sẽ tự động gửi thư về email của nhà đầu tư để cảnh báo và cả tin nhắn về điện thoại để nhà đầu tư có thể xác nhận thông tin có phương án xử lý kịp thời.

Nhà đầu tư cần làm gì khi nhận lệnh Call Margin
Lệnh Call Margin thường xuyên xuất hiện và khiến nhà đầu tư phải lo lắng

Ví dụ về Call Margin

Ví dụ một công ty chứng khoán đưa ra yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ duy trì là 50%. Một nhà đầu tư có 650 triệu đồng và sử dụng margin để vay thêm công ty chứng khoán 200 triệu đồng mua cổ phiếu Y, đồng thời sử dụng chính số lượng cổ phiếu Y này để làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Giả sử như giá cổ phiếu Y bất ngờ giảm xuống 50% nếu như không dùng Margin thì nhà đầu tư chỉ lỗ khoảng 425 triệu đồng. Nhưng khi sử dụng Margin với tổng khối lượng mua là 850 triệu đồng thì giá trị chứng khoán lúc này đã bị lỗ lên đến 625 triệu đồng (425 triệu + 200 triệu vay). Giá trị của lô cổ phiếu Y lúc này chỉ còn lại 225 triệu đồng, trừ đi phần vay của công ty chứng khoán là 200 triệu đồng thì tài sản ròng của nhà đầu tư còn 25 triệu đồng.

Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán khi đó là 25/225 = 11,11%, thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 50% cần phải duy trì nên công ty chứng khoán sẽ thực hiện lệnh Call Margin gửi tới khách hàng. Lúc này, nhà đầu tư có thể bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để tăng tỷ lệ tái sản ròng /giá trị chứng khoán để mang đến kết quả lớn hơn tỷ lệ cho phép.

Nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này từ phía công ty theo đúng thời hạn thì công ty chứng khoán có quyền chủ động bán lô cổ phiếu Y của nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến của họ. Hay nói một cách dễ hiểu thì chính là một hình thức tịch thu tài sản đã thế chấp mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

Cách tính Margin Call

Mỗi một công ty sẽ có cách tính riêng về tỷ lệ Call Margin trên thị trường, nhưng đều có một công thức chung để tính toán một cách dễ dàng khi thị trường xảy ra tình trạng Call Margin:

Chúng ta gọi Y là giá trị cổ phiếu hiện tại còn Z là số tiền vay, nếu thị trường suy giảm thì Y sẽ giảm theo kéo theo tỷ lệ ký quỹ cũng giảm. Do đó, tỷ lệ này được tính bằng công thức Y/Z. Trong đó, M được gọi là tỷ lệ Call Margin của công ty nếu như công thức Y/Z

Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền

(Y+ số tiền nộp thêm)/ (Z+số tiền nộp thêm) > M

Trường hợp 2: Bán cổ phiếu

(Y + lượng cổ phiếu*giá)/Z >M

Nhà đầu tư cần làm gì khi nhận lệnh Call Margin
Call Margin là hồi chuông cảnh báo cho tài sản chứng khoán của nhà đầu tư

Dấu hiệu nhận biết Call Margin xảy ra trong chứng khoán

Bất cứ nhà đầu tư nào đang có giao dịch kí quỹ với một công ty để thực hiện việc mua bán trao đổi chứng khoán thì đều có nguy cơ phải đối mặt với trường hợp bị Call Margin. Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu thì cá nhân nhà đầu tư sẽ không được phép chủ động tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo. Vì thế, để đưa tài sản về ngưỡng an toàn bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu xử lý của công ty chứng khoán.

- Nếu đến lúc đó nhà đầu tư sẽ nhận được email hoặc tin nhắn hoặc cuộc gọi để thông báo và xác nhận tài khoản của bạn đang bị Call Margin. Vậy làm cách nào để biết được tài khoản đang rơi vào vòng nguy hiểm và có thể bị Call Margin? Nhà đầu tư có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết như sau:

- Khi thị trường có sự biến động làm thay đổi giá cổ phiếu bạn mua theo chiều hướng giảm. Công ty phát hành lại kém chất lượng, kế hoạch kinh doanh không rõ ràng khiến cho lợi nhuận và cổ tức giảm mạnh, báo cáo tài chính cho thấy những con số thấp không khả quan… Chính những điều này sẽ khiến cho giá cổ phiếu giảm sâu không kiểm soát.

- Khi thị trường giảm điểm cũng sẽ tác động đến giá trị của cổ phiếu, tỷ lệ Margin cũng ảnh hưởng đến sự bám trụ của nhà đầu tư trong trường hợp nền kinh tế lao dốc, lạm phát…

- Nhà đầu tư cần phải cân nhắc kĩ việc sử dụng Margin khi đầu tư bởi lẽ đây cũng là một trong những hoạt động vay đầy rủi ro. Đối với những nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường thì nên hạn chế sử dụng Margin vì họ chưa hiểu hết về thị trường và việc nắm bắt cũng rất khó. Đồng thời, Margin cũng sẽ khiến nhà đầu tư có giảm bị động nên khi xử lý Call Margin hoàn toàn phụ thuộc vào công ty chứng khoán chứ họ không thể tự quyết định.

- Trong trường hợp nhà đầu tư chưa bổ sung kịp tài sản ký quỹ thì hệ thống cũng sẽ tự động sử dụng số lượng chứng khoán bạn có làm tài sản thế chấp và đưa vào diện bị bán giải chấp. Lúc này, nhà đầu tư sẽ bị mất toàn bộ tài sản mà không thể làm gì vì công ty chỉ làm đúng theo quy định.

Một số lưu ý cho nhà đầu tư tránh gặp phải Call Margin

Không một nhà đầu tư nào mong muốn nhận lệnh Call Margin vì đây là một lệnh cảnh báo khiến họ sẽ phải mất tiền, thậm chí mất toàn bộ tài sản. Vì thế, nếu muốn tránh được trường hợp Call Margin thì nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tuyệt đối không mua bằng margin nếu thấy thị trường có xu hướng đi xuống giá cổ phiếu giảm. Nhiều nhà đầu tư thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu khi giá giảm để chờ đến khi tăng giá trở lại nhưng trên thực tế thì đây là một rủi ro quá lớn nếu như cổ phiếu càng ngày càng giảm mạnh thì chỉ khiến cho việc tài khoản chạm mức Call margin ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Nhà đầu tư có thể lựa chọn những cổ phiếu yếu không có xu hướng tăng để bán bớt ra thị trường. Nên giải phóng cổ phiếu yếu đúng thời điểm để giảm bớt gánh nặng và cũng là cách để tránh một phần áp lực khi Call Margin.

- Bỏ qua tâm lý gỡ gạc bằng cách sử dụng margin để mua vào, vì đôi khi đó chỉ là một hiện tượng tăng giả thì nhà đầu tư sẽ phải đau đầu suy nghĩ cách bù lỗ.

Nhà đầu tư cần làm gì khi nhận lệnh Call Margin
Call Margin là trường hợp không ai mong muốn gặp

Call Margin là lệnh mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng không muốn gặp phải nhưng nếu nhận được Call Margin thì nhà đầu tư cũng nên giữ bình tĩnh để xử lý, không nên vội vàng hấp tấp và làm mọi việc theo cảm tính dễ dẫn đến sự mất mát lớn về tài sản.