Loạt mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/12, chỉ số VN-Index tăng 12,45 điểm, tức tăng 1,1% lên 1.144.17 điểm; HNX-Index tăng 1,65 điểm, tức tăng 0,72% lên 231,64 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua khi có 539 mã tăng và 219 mã giảm. Rổ VN30 chủ yếu là sắc xanh với 27 mã tăng, 2 mã giảm và 1 mã tham chiếu. Những mã tăng phần lớn đều thuộc nhóm ngân hàng.

Phiên chiều với không khí lạc quan hơn, khi lực mua xuất hiện từ đầu phiên, đẩy VN-Index tăng mạnh và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Về mức độ tăng của chỉ số, nhóm Big 3 cổ phiếu ngân hàng như VCB tăng 1,2%, đạt 84.500 đồng/cp với 1,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh; BID tăng 1,86%, 43.500 đồng/cp với 1,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh; CTG đạt 27.600 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh là 3,1 triệu cổ phiếu.

Nhận diện động lực tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng
Những mã tăng trong rổ VN30 phần lớn đều thuộc nhóm ngân hàng

Tiếp theo là nhóm ngân hàng cổ phần, nổi bật là mã ACB tăng 2,25% tăng cao nhất nhóm ngân hàng cổ phần khi cán mốc 25.000 đồng/cp, khớp lệnh 9 triệu đơn vị; TCB tăng giá lên 32.600 đồng/cp, khớp lệnh 5,6 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng cổ phần ghi nhận khối lượng khớp lệnh khủng là SHB khi tăng giá lên 11.250 đồng/cp với 13 triệu cổ phiếu được trao tay; Cổ phiếu STB tăng giá lên 28.500 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh là 19 triệu đơn vị…Các mã cổ phiếu này cũng có đóng góp tích cực tới chỉ số VN-Index.

Lý giải cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh sau thời gian dài im ắng

Đầu tiên, trên thị trường có nhiều thông tin dự đoán về doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng trên trong quý IV/2023 với kết quả kinh doanh khả quan. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức tín dụng trong việc cung ứng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, thì Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15%, yêu cầu các ngân hàng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm nay. Mở tối đa room tín dụng, đây là điều kiện để nhóm cổ phiếu ngân hàng trở mình bứt phá trong năm 2024.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt đã đánh giá về dư địa tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết. Theo đó, các nhà băng hiện đã chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro, trích lập dự phòng nợ xấu, làm dày “bộ đệm” vốn nhằm ứng phó tốt hơn với các cú sốc của nền kinh tế.

Nhận diện động lực tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng, CTCK Rồng Việt

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại tính đến tháng 7 năm ngoái vẫn duy trì ở mức cao, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ so với năm 2022. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn HSX dự kiến vẫn tích cực hơn các nhóm ngành khác trong năm nay. Cụ thể, lợi nhuận ước tính tăng trưởng 8% so với cùng kỳ và 17% so với cùng kỳ năm trước.

P/B so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp năm 2024 của nhóm ngân hàng dự kiến về mức hấp dẫn từ 1.5x - 1.6x, thấp hơn từ 15 - 25% so với định giá P/B trung bình 5 năm gần đây. Vì vậy, theo VDSC, cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng vẫn rất tiềm năng.

Về vấn đề tăng trưởng của ngành trong năm nay, tại cuộc họp ngày 3/1, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, định hướng tín dụng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tín tới cuối năm 2023 là 13,5%, tăng 15% so với cuối năm trước đó, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế năm ngoái đạt gần 13,6 triệu tỷ đồng, như vậy ước tính thị trường đã nhận được khoảng 1,3 triệu tỷ đồng.

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%, ước tính có khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế. NHNN khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tổng cầu.

Nhận diện động lực tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024

Theo đó, cơ sở tính toán giao chỉ tiêu bao gồm: Một là, dư nợ tín dụng tối đa đến 31/12/2024 bằng dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023 cộng điểm xếp hạng năm 2022 nhân 3,5%; Hai là, tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh) kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) không vượt quá mức dư nợ tín dụng được nêu ở Mục thứ nhất trong suốt năm 2024; Ba là, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng.

Dư nợ tín dụng để kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng là dư nợ tín dụng được quy định tại khoản 5 Phần 2 Phục lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Thống đốc NHNN.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (như tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư) theo đúng chủ trương của Chính phủ…