Dữ liệu cập nhật ngày 27/10 cho thấy nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 419,8 triệu cổ phiếu MSN, khoảng 29,34% vốn Tập đoàn Masan. Theo cập nhật đến cuối năm 2022, Masan có 8.404 cổ đông, trong đó 270 tổ chức nắm giữ 75,47% vốn. Khi đó, 30,46% vốn tập đoàn thuộc sở hữu của 1.439 cổ đông nước ngoài, cao hơn so với thời điểm hiện lại. Hầu hết nhà đầu tư nước ngoài là các cổ tức (209 đơn vị), nắm giữ 29,82% số vốn.

Cổ đông lớn nước ngoài lớn nhất của Masan là SK Investment Vina I Pte. Ltd (trụ sở Singapore), thành viên của SK Group (Hàn Quốc) với tỷ lệ sở hữu hiện nay là 9,26%. Cổ đông ngoại này hồi tháng 11/2018 đã rót vốn vào tập đoàn Masan (giá bình quân 100.000 đồng/cp) có điều khoản thoái vốn) với khoản tiền gốc 470 triệu USD qua quyền chọn bán. SK Group không chỉ rót vốn vào Masan mà còn đầu tư hàng trăm triệu USD vào The CrownX.

Những cái tên sở hữu nhiều cổ phiếu Masan nhất
Những tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu MSN

Theo tờ The Korea Economic Daily đưa tin hồi giữa tháng 9, sau 4 năm đổ tiền vào Masan thì nhóm cổ đông Hàn Quốc có thể sẽ thoái vốn. Thế nhưng, cả hai bên đều không có chia sẻ nào chính thức trước tin đồn này.

Không chỉ có cổ đông lớn là SK Group, Masan còn có nhóm cổ đông liên quan tới Quỹ Chính phủ Singapore (GIC). Báo cáo giao dịch gần đây nhất ngày 25/1/2022 cho thấy tổ chức liên quan tới GIC là Ardolis Investment đã bán ra ½ số cổ phần đang nắm giữ (32,965 triệu cp) giảm tỉ lệ sở hữu xuống còn 2,79%, do đó không còn là cổ đông lớn.

Hai cổ đông này sở hữu 67,8 triệu cp sau giao dịch, ứng với mức 5,75% vốn Masan. Theo ước tính, nhóm cổ đông GIC sẽ nắm giữ gần 81,4 triệu cp, tương ứng 5,69% vốn điều lệ sau khi nhà sản xuất hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% vào tháng 4 năm ngoái.

Bên cạnh đó, theo thống kê của tác giả, MSN cũng là một trong 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ JPMorgan Vietnam Opportunities. Theo ước tính, số lượng cổ phần nắm giữ của hai tổ chức này là khoảng 4,6 triệu cp và 2,4 triệu cp.

Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nắm giữ hàng chục triệu cổ phiếu MSN khi cổ phiếu này nằm trong một số rổ chỉ số như VN30, FTSE Vietnam. Fubon FTSE Vietnam ETF sở hữu 22,6 triệu cổ phiếu MSN tính đến ngày 26/10, ứng với 1,58% số vốn của Masan. Tiếp đó là FTSE Vietnam ETF và VNM ETF nắm 10 triệu cp và 8,8 triệu cp MSN tương ứng. Tỷ trọng thấp hơn với 4,55 triệu cp MSN trong danh mục là iShares Frontier and Select EM ETF.

Ngoài những tổ chức quốc tế trên, cổ phiếu MSN còn xuất hiện trong danh mục của các quỹ mở trong nước, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán hoặc ETF tham chiếu chỉ số VN30. Bên cạnh đó, một số CTCK lớn giữ cổ phiếu của Masan để làm tài sản đảm bảo phát hành chứng quyền.

Những cái tên sở hữu nhiều cổ phiếu Masan nhất
Diễn biến giá cổ phiếu MSN kể từ đầu năm

Theo thống kê, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán từ đầu năm đến ngày 26/10 đã mua ròng gần 3,7 triệu cổ phiếu MSN, ứng với giá trị gần 303 tỷ đồng. Thế nhưng, số lượng cổ phần nắm giữ của các tổ chức trong nước thấp hơn đáng kể so với các quỹ ngoại.

Khối ngoại nắm giữ 10,13% vốn của Masan High-Tech Materitals (Mã: MSR), 2,16% vốn của Hàng tiêu dùng Masan (Mã: MCH) và 2,41% vốn của Masan MEATLift (Mã: MML).

Mitsubishi Materials Corporation là cổ đông ngoại lớn nhất của Masan High-Tech Materitals với tỷ lệ sở hữu 10%. Cổ đông ngoại này đã bỏ ra 90 triệu USD vào tháng 10/2020 để mua vào lượng cổ phần trên, trung bình 19.200 đồng/cp ở thời điểm đó.

Hồi đầu tháng 10, Hội đồng Quản trị đã phê duyệt việc thực hiện phương án chào bán tối đa hơn 143 triệu cổ phiếu riêng lẻ, ứng với 10% số cổ phần đang lưu hành. Dự kiến, giá chào bán là 85.000 đồng/cp.

Công bố cho thấy, trong đợt phát hành riêng lẻ này của tập đoàn, BCC Meerkat LLC thuộc Bain Capital đã đăng ký mua 60 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại Masan sẽ là 4,02% vốn điều lệ nếu thành công. Nhà đầu tư này trước đó không sở hữu cổ phiếu MSN.

Masan Group cho biết đây là khoản đầu tư vốn cổ phần theo hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển thành cổ phần phổ thông tỷ lệ 1:1. Tại bất kỳ thời điểm nào sau thời điểm tròn một năm kể từ ngày phát hành, Masan có quyền mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần ưu đãi với giá mua lại không thấp hơn so với giá phát hành và không cao quá 300.000 đồng/cp.