Nới room tín dụng: Kinh tế đến cuối năm liệu có khởi sắc?
Nới room tín dụng: Kinh tế đến cuối năm liệu có khởi sắc?

Ngân hàng hào hứng, doanh nghiệp vẫn mặn mà với vốn vay

Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giao cho toàn hệ thống ngân hàng thực hiện trong năm nay ở mức 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện tình hình chính trị thế giới cũng như những biến động chung trong nền kinh tế Việt Nam, nên toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng, thu nhập người dân giảm sút dẫn đến nhu cầu chi tiêu mua sắm/đầu tư của nhóm KHCN cũng ảnh hưởng theo do tâm lý thận trọng của đại đa số người dân.

Chia sẻ với PV, Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, chúng tôi nhìn nhận vẫn còn nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng, có thu nhập cũng như hoạt động kinh doanh ổn định, điển hình như nhu cầu vay sản xuất kinh doanh nhỏ dành cho các hộ kinh doanh, buôn bán sản xuất, hay các hộ kinh doanh những hàng hóa cơ bản, thiết yếu và nhu vầu vay mua nhà ở hay tích lũy tài sản trong bối cảnh giá tài sản đưa về mặt bằng giá hợp lý và ổn định.

Chiến lược phát triển bán lẻ của OCB chú trọng đến việc tăng trưởng bền vững vì vậy trong những năm qua đã tập trung hướng đến phân khúc khách hàng trung lưu, đặc biệt là nhóm khách hàng trong độ tuổi trẻ, gia đình trẻ, nhóm khách hàng có nguồn thu nhập ổn định từ lương và nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh ổn định.

Đại diện lãnh đạo OCB cũng cho hay, trọng tâm năm 2023 OCB đã đồng loạt đẩy mạnh phát triển đẩy mạnh cho vay SXKD hộ kinh doanh kết hợp chương trình phủ xanh VietQR OCB để giải quyết toàn diện nhu cầu vốn kinh doanh và thanh toán số cho Khách hàng với các quyền lợi đặc quyền.

Cụ thể hóa trong việc thúc đẩy phát triển mảng tín dụng KHCN, OCB đã xây dựng những gói lãi suất ưu đãi từ 7.5%/năm cho khách hàng vay vốn trong giai đoạn hiện nay với những thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng bằng áp dụng các công nghệ số thẩm định và quy trình cho vay.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang khát vốn, chưa tiếp cận được vốn vay, nguyên nhân do họ thiếu đơn đặt hàng, nền kinh tế trì trệ nhưng vẫn hào hứng khi NHNN phát đi thông báo nới room tín dụng. Chia sẻ với PV, ông Hoàng Văn Phong, Giám đốc Công ty TNHH XNK Hoàng Đại Phát cho biết, thời điểm này doanh nghiệp đang khát vốn để nhập hàng.

Ông Phong cho biết: “Chúng tôi vẫn mặn mà với vốn vay bởi hiện đa số các doanh nghiệp đều thiếu vốn để duy trì hoạt động.

Về mặt bằng lãi suất, chúng tôi cho rằng vẫn còn cao nhưng vẫn chấp nhận vay để duy trì hoạt động. Hiện công ty vừa hoàn tất thủ tục vay vốn hơn 6 tỉ đồng với lãi suất 6-7% của Ngân hàng Vietcombank để nhập hàng”.

Cắt giảm 20% lao động do thiếu đơn hàng, không tiếp cận được nguồn vốn vay ở thời điểm trước, một giám đốc công ty may mặc ở Thanh Oai - Hà Nội hào hứng chia sẻ, việc nới room tín dụng của các ngân hàng được cho là điều kiện sống còn của doanh nghiệp khi tiếp cận với nguồn vốn vay. Hiện công ty đang hoàn tất thủ tục vay 10 tỉ với lãi suất 7,4%/năm của một ngân hàng thương mại hình thức thế chấp sổ đỏ.

Theo đại diện doanh nghiệp này, từ nay đến cuối năm vẫn nhận thêm được đơn hàng nhưng do vấn đề khát vốn nên dè chừng. Hiện doanh nghiệp này tiếp tục làm thủ tục vay vốn để trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường từ nay đến cuối năm”.

Rủi ro khi đặt ra chỉ tiêu trên 14%

Trước đó, hồi tháng 2, NHNN đã giao room tín dụng cho các ngân hàng thương mại cả nước với mức tổng 11%, với định hướng cả năm tăng 14-15%.

Ước tính, để đạt được mức tăng trưởng tín dụng 14% cho cả năm nay thì từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng sẽ phải bơm ròng ra nền kinh tế thêm hơn 1,1 triệu tỷ đồng.

Chia sẻ với PV, bà Hoàng Phương Lan, Phó Tổng thư kí hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp đang gặp khó trong vấn đề tiếp cận vốn vay.

Nới room là một trong những tín hiệu vui cho các doanh nghiệp có ý định phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Hiện có một số doanh nghiệp gặp khó trong vấn đề vay vốn.

“Cụ thể, một công ty hoàn tất cả thủ tục, bỏ tiền thẩm định tài sản để vay vốn của Ngân hàng Vietcombank với lãi suất 6-7% hình thức thế chấp nhưng bị từ chối do lợi nhuận kinh doanh năm 2022 không đạt. Đa số các doanh nghiệp muốn phục hồi nhưng gặp khó nên không “mặn mà””, bà Lan cho biết.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay: Trong năm nay, mức độ tăng trưởng của các ngân hàng đưa ra rất lớn, khoảng trên 14% nhưng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4,73%.

Do đó, room tín dụng hiện nay của NHNN rất rộng rãi, đưa ra điều chỉnh cho các Ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó họ sẽ tự chủ trong việc đảm bảo cho vay, đẩy mạnh hoạt động cho vay.

Theo ông Thịnh, NHNN dành nhiều ưu ái nới rộng khung giới hạn cho vay để các NHTM tự đánh giá, xác định việc cho vay, nếu người vay đủ điều kiện vay an toàn, phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh.

Room tín dụng tác động đến nền kinh tế quốc dân kể cả trong vấn đề sản xuất kinh doanh cũng như vay tiêu dùng, cho nền kinh tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện, đảm bảo an toàn.

đảm bảo an toàn.

Hơn 1 triệu tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế từ nay đến cuối năm

Trước đó, NHNN đã điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung ứng vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế, liên tục điều chỉnh giảm 4 lần lãi suất điều hành, ban hành thông tư cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay.

Điều hành CSTT đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát 11lạm phát, duy trì thanh khoản dồi dào, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến 27/6, tín dụng tăng 4,03% so với đầu năm và tăng 9,08% so với cùng kỳ. Còn trước đó, tăng trưởng tín dụng đến 15/6 mới chỉ đạt 3,36%.

Với mức tăng trưởng tín dụng 4,73% trong nửa đầu năm, ước tính hệ thống ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế khoảng 560 nghìn tỷ đồng. Theo đó, ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%ss

PV