Bộ Công an đã tiếp nhận khoảng 600 đơn tố cáo chỉ trong vài tháng đầu năm nay có liên quan tới việc hợp đồng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng lại biến hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Tại văn phòng Cảnh sát Điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, đã có hàng trăm người dân đứng xếp hàng để nộp đơn tố cáo với nội dung trên. Do hành vi gian dối trong việc tạo lập hợp đồng bảo hiểm mà một doanh nghiệp bảo hiểm đã phải hoàn trả số tiền 800 tỷ đồng cho khách hàng.

Đối với những người thực sự có nhu cầu thì bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa rất nhân văn, tuy nhiên lại gây bức xúc đối với người dân nếu họ không hề biết việc mình đã bỏ tiền ra mua.

Tiền tiết kiệm biến thành mua hợp đồng bảo hiểm

Nhiều người dân đã đồng ý đem tiền đi gửi đầu tư nhưng rồi một năm sau, họ đã tá hỏa khi phát hiện tiền tích cóp của mình không những không sinh lời khi gửi ngân hàng mà tiền gốc còn trở về con số 0.

Tá hỏa phát hiện tiền gửi tại ngân hàng biến thành bảo hiểm
Nhiều người khẳng định họ không được biết khoản tiền gửi ngân hàng thực chất là mua bảo hiểm nhân thọ

Nhiều người khẳng định họ không được biết khoản tiền gửi ngân hàng thực chất là mua bảo hiểm nhân thọ trong suốt quá trình nhận tư vấn nộp tiền. Tuy nhiên, ngay cả lời tư vấn trở thành giấy trắng mực đen thì họ cũng không biết.

Người dân đã nhiều lần tới ngân hàng để làm sáng tỏ việc gửi tiền và nhận về thứ không mong muốn bởi họ cho rằng nguồn cơn sự việc bắt đầu từ đây.

Không có bằng chứng

Có thể người dân xem việc nhân viên bảo hiểm được phép bán sản phẩm của mình tại ngân hàng là vô lý nên dễ nảy sinh sự nhầm lẫn, nhưng thực tế cho thấy pháp luật không cấm điều này. Việc liên kết giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng thương mại để bán chéo sản phẩm thậm chí còn được xem là một trào lưu.

Với việc bán chéo sản phẩm qua ngân hàng, bên bảo hiểm có thể tiếp cận được khách hàng lớn, giảm thiểu chi phí mở rộng. Mặt khác, các ngân hàng có thể tăng nguồn thu, tận dụng khách hàng mua bảo hiểm để thúc đẩy dịch vụ gửi tiết kiệm hoặc cho vay qua hợp đồng bảo hiểm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều nhà băng đã có thể đem về cho mình khoản lợi nhuận lên tới hàng nghìn tỷ đồng với những thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm.

Thế nhưng, dù được ngồi chung ở phòng giao dịch, nhưng nhân viên ngân hàng không được trực tiếp bán bảo hiểm. Nghĩa là không ai được phép bán thứ sản phẩm không thuộc về trách nhiệm của mình. Vấn đề là làm thế nào để có thể phân biệt ai thuộc đơn vị nào, đây không phải là điều đơn giản với người dân.

Chính sách mới siết chặt quy định về bảo hiểm

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tranh chấp khó giải quyết trong những sự việc như trên là do không ghi âm quá trình tư vấn sản phẩm và khiến khách hàng nhầm lẫn giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên bảo hiểm.

Do đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã vừa bổ sung các chính sách mới. Đó là đại lý bảo hiểm phải tách biệt với khu vực của ngân hàng, có quầy giao dịch riêng. Đại lý bán bảo hiểm phải ghi âm khi tư vấn bảo hiểm, đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Bên cạnh đó, vừa qua Bộ Tài chính cũng cấm các ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau giải ngân 60 ngày để hạn chế được tình trạng ép khách mua bảo hiểm kèm theo khoản vay.

Tá hỏa phát hiện tiền gửi tại ngân hàng biến thành bảo hiểm
Số điện thoại và email đường dây nóng của Bộ Tài chính và NHNN

Kể từ đầu năm, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đã thiết lập số điện thoại và Email đường dây nóng. Sau 8 tháng, gần 900 email và cuộc điện thoại liên quan đến vấn đề bức xúc của người dân về việc mua bảo hiểm qua ngân hàng đã được gửi về cho phòng Thanh tra kiểm tra của Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính.

Những thông tin “bốc phét”

Thực tế là có tình trạng người dân mua bảo hiểm khi không biết và không hiểu rõ thứ mình mua, thậm chí đó là câu chuyện rất phổ biến trong suốt thời gian qua.

Theo một cách nào đó, việc hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân vẫn thành hiện thực dù những bản hợp đồng bảo hiểm được mua một cách không tự nguyện. Để rồi từ đó có nhiều chi tiết bất thường.

Gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng nhưng lại biến thành mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Lý do một phần vì họ nghĩ mình không được kí hay đọc bất kỳ bản hợp đồng nào.

Nhiều hợp đồng mua bảo hiểm bị hủy bỏ

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an, cần phải làm rõ công ty bảo hiểm và ngân hàng có biểu hiện lừa dối khách hàng không, có vi phạm pháp luật, hành vi gian dối hay không, Cần khởi tố vụ án theo đúng quy định nếu có dấu hiệu tội phạm. Trong đó, nạn nhân cần được bồi thường xứng đáng.

Tá hỏa phát hiện tiền gửi tại ngân hàng biến thành bảo hiểm
Pháp luật không cấm việc nhân viên bảo hiểm được phép bán sản phẩm của mình tại ngân hàng

Thống kê cho thấy, đã có tối thiểu 32,4%, cao nhất tới 73% tỷ lệ hợp đồng mua bảo hiểm qua ngân hàng bị hủy bỏ. Thanh tra 4 công ty bảo hiểm nhân thọ đã đưa ra kết luận này, mới được công bố vào tháng 6/2023 của Bộ Tài Chính.

Sự thật này vô cùng đáng tiếc bởi nó làm tồi tệ đi bản chất hữu ích của một bảo hiểm nhân thọ. Vẫn phải khẳng định rằng bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm có tính nhân văn mà đa số các nước đều phát triển sản phẩm này. Đây là một “cái phao” dự phòng cho một tương lai có thể gặp bất trắc của bất kỳ ai.

Thế nhưng, cách bán bảo hiểm theo kiểu ép, bán cho đủ chỉ tiêu đặt ra để trục lợi từ những người thiếu sự hiểu biết, không có nhu cầu đã làm trồi sụt đi hình ảnh của thị trường bảo hiểm nhân thọ.