Được biết, thông tin này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Kể từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng của toàn ngành trong năm nay ở mức khoảng 14% đến 15%. Đến cuối tháng 7, Ngân hàng Nhà nước cũng đã giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng (room tín dụng) cho các ngân hàng, tổng mức tăng trưởng tín dụng là 14%. Dễ dàng thấy được, ngành ngân hàng đến nay mới chỉ thực hiện được hơn ⅓ kế hoạch đề ra dù đã đi qua gần ⅔ chặng đường.

Tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, nền kinh tế đang trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn và nhiều thách thức. Điều này khiến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, tăng trưởng tín dụng chậm.

Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt 5,56% tính đến ngày 15/9
Ảnh minh họa

Trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng, chú trọng vào việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Doanhnhan.vn thông tin, Ngân hàng Nhà nước tỏng 9 tháng qua đã tổ chức 11 Hội nghị, cuộc họp bàn và ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về vấn đề lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng; 2 Hội thảo khoa học về tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng và nhiều hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương.

Đối với việc điều hành giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 4 lần liên tiếp điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, mức giảm trong khoảng 0,5-2,0%/năm dù lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao.

Ngoài ra, chính sách tái cơ cấu thời gian trả nợ và giữ nguyên nợ và nhóm nợ (Thông tư 02) trong thời gian qua cũng hỗ trợ đáng kể cho các ngân hàng có thêm nguồn lực, các doanh nghiệp có thêm cơ hội để tiếp cận vốn tín dụng. Tổng giá trị nợ (tính cả gốc lẫn lãi) ở thời điểm cuối tháng 8 đã được cơ cấu đạt gần 121.000 tỷ đồng với gần 124.000 lượt khách hàng.

Đáng chú ý, tính đến cuối tháng 7/2023, chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 đạt doanh số gần 155.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 56.000 tỷ đồng với hơn 2.100 khách hàng, số tiền hỗ trợ lũy kế từ đầu chương trình cũng đạt khoảng 681 tỷ đồng.

Riêng với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tín dụng tạo điều kiện để các chủ đầu tư dự án, người mua nhà dễ dàng tiếp cận tín dụng khi có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng xem xét cấp tín dụng với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cũng như người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường bất động sản