Vào ngày 5/12, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) đã tổ chức tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu".

Ở tọa đàm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, Việt Nam cần phải thay đổi cách tiếp cận khi nói đến phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp FDI.

TS. Nguyễn Đình Cung cho biết: “Thay vì nghĩ rằng khi doanh nghiệp FDI vào và sẽ hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, cần tư duy theo hướng sản xuất toàn cầu. Ví dụ như Thái Lan xuất khẩu phụ tùng ô tô quy mô lớn cùng các quốc gia đều phải mua của họ”.

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, Việt Nam cần phải đẩy mạnh năng lực nội tại, làm ngành cung ứng cho tất cả, không chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp FDI, như thế thì quy mô sẽ rất nhỏ.

Nói về công nghiệp phụ trợ mà cụ thể đó là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, Phó Viện trưởng VEPR - TS. Nguyễn Quốc Việt cho biết, ngành này không phát triển mạnh mẽ được như xe máy hay dòng xe thương mại do phụ thuộc nặng nề vào phụ tùng và linh kiện nhập khẩu.

TS. Nguyễn Đình Cung: Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực nội tại, không nên quá phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - TS. Nguyễn Đình Cung. Nguồn ảnh: Internet

Dù cho một số bộ phận đơn giản, thâm dụng lao động như ghế ô tô đã được sản xuất trong nước tuyy nhiên các phụ tùng, linh kiện phức tạp như động cơ và hộp số thường được nhập khẩu từ các chi nhánh của công ty mẹ hay từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm khoảng 10 - 20% đối với sản phẩm ô tô - mức này thấp hơn nhiều so với mức 45% của Thái Lan.

Việt Nam hiện có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động tuy nhiên chỉ có 81 nhà cung ứng cấp 1, 145 nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn tuy nhiên quốc gia này có đến 690 nhà cung cấp cấp 1, 1700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.

Phó Viện trưởng VEPR cho biết, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn, tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu cũng như chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Những doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp các chi tiết có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động như lốp, ắc quy, dây điện. Và Việt Nam có khoảng 200 - 300 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực sản xuất, công nghệ thấp.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt còn chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất cũng như lắp ráp ô tô ở trong nước. Và đây chính là một trong những nút thắt làm ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam.