Theo đó, những thành phần của CAMEL được chấm điểm từ 1 đến 5. Mức đánh giá tốt nhất là 1, tệ nhất là 5. Hiểu đơn giản, những ngân hàng có số điểm càng thấp sẽ càng được đánh giá cao, còn điểm từ 3 trở nên sẽ cần phải xem xét một cách cẩn trọng.

Bên cạnh thang đánh giá CAMEL, các tổ chức xếp hạng còn sử dụng thêm cả CAMELS, trong đó chữ S thể hiện cho mức độ nhạy cảm với rủi ro ngoài thị trường (Sensitivity to market risk).

Yuanta Việt Nam: Vietcombank, ACB và Techcombank là 3 ngân hàng niêm yết dẫn đầu hệ thống đánh giá CAMEL
Vietcombank và Techcombank tiếp tục là 2 nhà băng dẫn đầu bảng xếp hạng CAMEL tại Việt Nam

Theo hệ thống đánh giá CAMEL, Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa mới cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng niêm yết trong quý 2/2023. Cụ thể, Vietcombank và Techcombank tiếp tục là 2 nhà băng dẫn đầu bảng xếp hạng CAMEL tại Việt Nam. Hai ngân hàng này đều có tỷ trọng sở hữu trái phiếu doanh nghiệp vô cùng thấp (Vietcombank) hoặc hoàn toàn không có (ACB), nhờ đó mà rủi ro về chất lượng tài sản được hạn chế triệt để. Đáng chú ý, Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt 386%, so với đầu năm đã tăng 68 điểm % và đạt mức cao nhất toàn ngành.

Với kết quả này, Vietcombank đã vượt qua ACB để giữ vị trí số 1 trong thang đánh giá của CAMEL trong quý 2 năm nay. Những vị trí còn lại trong Top 5 không có sự thay đổi khi lần lượt là Techcombank, MB và Sacombank.

Về vấn đề nguồn vốn (chữ C trong CAMEL), phía Yuanta Việt Nam cho biết, các ngân hàng trong nước vẫn có nguồn vốn tương đối mỏng nếu so sánh với tiêu chuẩn trong khu vực hoặc toàn cầu. Ngoài ra, tỷ lệ đòn bẩy tài sản/vốn chủ sở hữu hồi cuối quý 2/2203 ở mức 11,8 lần. Vì thế, các ngân hàng cần tăng cường nguồn vốn, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Yuanta Việt Nam: Vietcombank, ACB và Techcombank là 3 ngân hàng niêm yết dẫn đầu hệ thống đánh giá CAMEL
Trong số 3 ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước niêm yết, chỉ có BIDV và Vietcombank có đủ “room” ngoại để thu hút các nhà đầu tư quốc tế

Thời điểm hiện tại, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 30% (room ngoại). Trong số 3 ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước niêm yết, chỉ có BIDV và Vietcombank có đủ “room” ngoại để thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Đối với yếu tố chất lượng tài sản (chữ A trong CAMEL), Yuanta nhận định những ngân hàng đã tiến hành tăng chi phí trích lập dự phòng nhưng chưa đủ. Cụ thể, chi phí dự phòng toàn ngành chỉ tăng 3,2% so với quý liền trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,6%. Tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết là 2,11%, so với quý liền trước đã tăng 19 điểm cơ bản (bps) và 62 bps so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống còn 97%, giảm 27 điểm % so với thời điểm đầu năm.

Về yếu tố lợi nhuận (chữ E trong CAMEL), Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư nên chú ý đến khoản lãi dự thu. Hiện nay, một số nhà băng sở hữu tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản cao như VietABank (7,6%), NCB (3,6%) và SHB (3,1%). Nếu ngân hàng không thu hồi được trong tương lai, khoản mục lãi dự thu cao và gia tăng có thể khiến lợi nhuận suy giảm.

Đáng chú ý, những ngân hàng dẫn đầu bảng xếp hạng CAMEL trong quý 2 năm nay như Vietcombank (0,5%) và ACB (0,7%) đều có tỷ lệ dự thu trên tổng tài sản ở mức tương đối thấp và không có xu hướng thay đổi.