Con trai thành viên HĐQT MSB muốn thoái sạch vốn
Nguồn: Internet

Được biết, ông Phạm Lê Việt Anh – con trai một thành viên Hội đồng Quản trị tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là bà Lê Thị Liên đã đăng ký bán nốt 2 triệu cổ phiếu MSB đang nắm giữ (tương ứng tỷ lệ sở hữu là 0.1%), thoái toàn bộ vốn tại ngân hàng này.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 18/08/2023 đến ngày 15/09/2023 với hình thức khớp lệnh và thoả thuận theo diễn biến cổ phiếu trên thị trường. Mục đích thực hiện giao dịch theo thông báo là để đầu tư tài chính.

Trước đó, ông Việt Anh đã bán thành công hơn 2.1 triệu cổ phiếu MSB trong thời gian từ đầu tháng 8, hạ tỷ lệ sở hữu tại MSB từ mức 0.206% với hơn 4.1 triệu cổ phiếu xuống mức 0,1% với 2 triệu cổ phiếu MSB. Trong khi đó, bà Liên vẫn nắm giữ 636.961 cổ phiếu MSB, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 0.032%.

Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục trong năm 2022

Trong năm 2022, mặc dù vào thời điểm những tháng cuối năm, NHNN đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng lên khoảng 15.5% - 16% nhưng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chỉ đạt mức 1.79%.

Mức tăng trưởng tín dụng thấp trong năm do các khoản chứng khoán đầu tư giảm từ mức 48,226 tỷ đồng năm 2021 xuống mức 31,534 tỷ đồng năm 2022, tương ứng mức giảm 34.61% yoy. Trong đó, các khoản trái phiếu Chính phủ giảm 10,821 tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng mức giảm 39.5% yoy; các khoản chứng khoán nợ của các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng giảm 5,722 tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng giảm 32.11% yoy. Lý do giảm chứng khoán đầu tư chủ yếu đến từ việc các khoản chứng khoán nợ của Chính phủ và các TCTD khác đến hạn trong năm. Theo đó, khoản dự phòng rủi ro chứng khoán được hoàn nhập 3.4 tỷ đồng và giảm xuống mức 19.3 tỷ đồng năm 2022.

Trong năm 2022, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thực hiện của MSB chỉ đạt 85% so với kế hoạch năm 2022 khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt mức 5,787 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần của MSB tăng trưởng 33.88% yoy, đạt mức 8,322 tỷ đồng năm 2022. Tuy nhiên, trái ngược với tốc độ tăng trưởng NII, Non-II của MSB giảm 35.14% yoy, tương ứng đạt mức 2,112 tỷ đồng. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh từ mức 2,873 tỷ đồng năm 2021 xuống mức 1,112 tỷ đồng năm 2022, tương ứng mức giảm 61.3% yoy chủ yếu do hoạt động thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý giảm 85.47% yoy. Bên cạnh đó, MSB chịu một khoản lỗ 422.9 tỷ đồng từ các hoạt động khác, trong đó có khoản chi phí khác tăng 662 tỷ đồng chưa rõ lý do.

Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của MSB vẫn tăng 581.4 tỷ đồng (tương ứng 14%) so với năm 2021 chủ yếu nhờ tăng trưởng khách hàng và đa dạng hóa nguồn thu. Theo đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 617.6 tỷ đồng (tương ứng 161%) và lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 333.4 tỷ đồng (tương ứng 95%) so với năm 2021.

Ngoài ra, một động lực lớn đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận là việc MSB đã kiểm soát khá tốt các khoản nợ xấu giúp cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận giảm 1,089.3 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% yoy. Tỷ lệ nợ xấu cũng theo đó giảm nhẹ xuống mức 1.73% năm 2022.

Cập nhập kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu nhập lãi thuần tại ngân hàng đạt gần 6.400 tỷ đồng - tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.548 tỷ đồng - bằng 56% kế hoạch năm.

Về chất lượng nợ vay, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tại MSB cuối quý 2/2023 được kiểm soát ở mức 1,73%; tỷ lệ dư nợ trên huy động và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn duy trì các mức 68,31% (so với giới hạn 85%) và 31,92% (so với yêu cầu 37%).

Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản của MSB đạt hơn 237.800 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt gần 136.600 tỷ (tăng 13,2%); tiền gửi khách hàng lũy kế 6 tháng đạt gần 126.300 tỷ - tăng 7,8%.