Bất động sản vùng ven Hà Nội vẫn “trầm lắng”, môi giới lo không có Tết

Đầu quý III/2023, bất động sản ở một số huyện vùng ven Hà Nội đã xuất hiện đợt sóng nhỏ và giá rục rịch tăng tuy nhiên đến nay lại trầm lắng.

Vào thời điểm tháng 7, tháng 8 khi mà lãi suất ngân hàng liên tục giảm, giao dịch nhà đất tại vùng ven bắt đầu sôi động hơn hẳn nửa đầu năm. Anh Nguyễn Văn Tú là một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp tại Hà Đông, Hà Nội cho biết, lúc đó vì do dự đã chốt trượt 3 căn nhà liền kề ở các dự án Hinode Royal Park và Lideco tại huyện Hoài Đức. Cuối cùng thì anh cũng đã chốt thành công một căn biệt thự song lập 200m2 ở dự án The Phoenix Garden ở huyện Đan Phượng tuy nhiên phải mua đuổi và bỏ thêm 300 triệu đồng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, anh rao bán lại căn này với mức giá là 11,2 tỷ đồng nhưng mãi chưa có khách chốt. Có một số môi giới khuyên nên đợi thêm đến sau Tết. Nếu như cần bán ngay thì anh phải hạ giá xuống khoảng 10,5 tỷ đồng mới có cơ hội bởi thị trường trầm lắng trở lại.

Bất động sản vùng ven Hà Nội vẫn “ảm đạm”, môi giới lo “mất Tết”
Vào đầu quý III/2023, bất động sản ở một số huyện vùng ven Hà Nội đã xuất hiện đợt sóng nhỏ và giá rục rịch tăng tuy nhiên đến nay lại trầm lắng. Nguồn ảnh: Internet

Không chỉ ở huyện Đan Phượng mà tại huyện Hoài Đức, anh Phạm Ngọc Trường - là môi giới ở khu vực này cho biết, tình hình vài ba tháng trước cũng sôi động hơn hiện tại. Lúc đó thì chủ đầu tư một dự án lớn gần đường Lê Trọng Tấn có kế hoạch mở bán nhà biệt thự, liền kề với mức giá cao nhất lên đến 170 triệu đồng/m2. Giá nhà thứ cấp và thanh khoản ở các dự án như Geleximco Lê Trọng Tấn, Hinode Royal Park, Lideco, An Lạc Green Symphony,... cũng đều tăng nhẹ.

Nguyên nhân thị trường thời điểm đó xuất hiện sóng nhẹ là lãi suất ngân hàng giảm nhanh, các thông tin hạ tầng như đường Vành đai 4 khởi công, triển khai nút giao đường Vành đai 3,5 thông với đại lộ Thăng Long,... Chưa kể, có không ít xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức thời điểm đó cũng bắt đầu trải nhựa lên các tuyến đường trước đó được bê tông hóa. Song song với đó, đường liên xã, liên thôn được mở rộng hơn. Còn tuyến Tây Thăng Long nối với Phạm Văn Đồng về thị trấn Phùng có động thái tái khởi động đấu thầu. Có một số gói thầu về trồng cây xanh, chiếu sáng, thi công nút giao thuộc tuyến Vành đai 3,5 cũng đã được triển khai.

Anh Trường cho biết, một số căn biệt thự song lập rộng 240m2 ở khu B, D của dự án Geleximco Lê Trọng Tấn thời điểm trước tháng 6 được rao bán với giá 15 - 154,5 tỷ đồng, đến tháng 7 đã bị đẩy lên không dưới 16,5 tỷ đồng và sau đó được chốt ở mức giá là 16 tỷ đồng.

Vào đầu tháng 9, có một số căn có vị trí đẹp, giá rao bán đã lên đến 18,5 - 19 tỷ đồng. Có một số căn biệt thự song lập rộng 200m2 giá cũng bị đẩy lên 16,5 - 17,5 tỷ đồng thay vì 14,5 - 15 tỷ đồng như hồi tháng 6.

Một số chủ sàn môi giới, nhà đầu tư ở vùng ven phía Tây Hà Nội nói rằng, dù vậy thì thị trường ở khu vực này cũng chỉ nhen nhóm có đợt sóng nhỏ. Theo đó, từ đầu tháng 10, ở dự án Geleximco Lê Trọng Tấn có mức giá bán một căn biệt thự song lập 240m2 chỉ còn 16 - 18 tỷ đồng; biệt thự song lập 200m2 chỉ khoảng 16 tỷ đồng còn nhà vườn liền kề trên dưới 11 tỷ đồng, tùy vào từng vị trí.

Tại một số khu vực vùng ven trung tâm Hà Nội khác cũng trong tình cảnh tương tự. Giá rao bán nhà liền kề, biệt thự ở một số dự án như HUD Mê Linh hiện tại đã "chững" lại so với đầu quý 3. Theo đó, giá rao bán biệt thự, nhà liền kề khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 tùy vào diện tích, vị trí. Mức giá rao bán đã giảm từ 10 - 15% so với hồi đầu tháng 7.

Chị Ngọc Hà - chủ một sàn giao dịch bất động sản ở quận Hà Đông và huyện Hoài Đức cho biết, thị trường không tích cực cho nên một chủ đầu tư dự án lớn ở gần đường Lê Trọng Tấn cũng đã lùi kế hoạch mở bán. Cùng với đó, lượng người quan tâm đi xem nhà cũng đã giảm khoảng 50% so với hồi đầu quý 3. Khi mà dự án dừng mở bán hàng sơ cấp, có nhiều nhà đầu tư, sàn giao dịch trót ôm hàng thứ cấp trước đó bán bớt để tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và giảm áp lực về lãi suất. Nguồn cung tăng cho nên giá chào bán cũng giảm.

Chị Hà nói rằng: “Riêng sàn giao dịch tôi quản lý có hơn 50 căn biệt thự, liền kề rải rác ở một số dự án thuộc huyện Hoài Đức, Đan Phượng được chủ đầu tư bắt đáy vào hồi đầu năm, nay gửi bán lại nhưng chưa ai mua”.

Bất động sản vùng ven Hà Nội vẫn “ảm đạm”, môi giới lo “mất Tết”
Với mức hoa hồng cao thì môi giới tin rằng sẽ có một cái Tết ấm no, tuy nhiên đến hiện tại vẫn trong tình trạng rao chẳng ai hỏi dù chủ nhà chấp nhận cắt lỗ, bán gấp Nguồn ảnh: Internet

Ghi nhận, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục phát hành tín phiếu để hút tiền về với quy mô giao dịch hơn 360.000 tỷ đồng. Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, tâm lý khách hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin này. Có nhiều nhà đầu tư lo ngại tình hình kinh tế, tài chính sẽ có thể diễn biến phức tạp nên Ngân hàng Nhà nước mới hút tiền về. Cũng từ đó làm nảy sinh tâm lý gửi tiền vào ngân hàng chờ cơ hội rõ ràng hơn chờ bắt đáy. Chính vì thế, dù giá giảm và lãi suất ngân hàng hạ nhưng thanh khoản thị trường đất nền vẫn còn yếu.

Thời điểm gần Tết, môi giới bất động sản thường vẫn có tâm lý “bán được hàng thì yên tâm nghỉ Tết”. Với mức hoa hồng cao thì môi giới tin rằng sẽ có một cái Tết ấm no, tuy nhiên đến hiện tại vẫn trong tình trạng rao chẳng ai hỏi dù chủ nhà chấp nhận cắt lỗ, bán gấp.

Anh Trung Kiên là môi giới bất động sản cho biết: “Khu vực phía Tây Hà Nội vẫn ế đến cả trăm biệt thự và liền kề. Chủ của những biệt thự, liền kề này đều chấp nhận cắt lỗ sâu và chỉ mong bán được. Chủ nhà chấp nhận thế là vì liền kề cứ để không, có dấu hiệu xuống cấp, rao bán mãi không có ai hỏi”.

Có thể thấy, khi thị trường bất động sản sốt thì những tháng cuối năm sẽ là “mùa gặt” của dân môi giới bởi lượng giao dịch tăng đột biến. Còn trong năm nay, thị trường trầm lắng khiến cho doanh nghiệp, lực lượng môi giới gặp khó khăn, họ không còn lạc quan về một cái Tết “ấm no” như trước.

Bất động sản vùng ven Hà Nội vẫn “ảm đạm”, môi giới lo “mất Tết”
Ghi nhận, nhiều chủ biệt thự, nhà liền kề khu vực phía vùng ven Hà Nội đã cắt lỗ sâu 30 - 50%, sẵn sàng trả hoa hồng cao lên cho môi giới tuy nhiên vẫn để không, xuống cấp cùng mưa gió. Môi giới không bán được hàng cũng nơm nớp lo “mất Tết”. Nguồn ảnh: Internet

Chuyên gia kỳ vọng đầu năm 2024 thị trường sẽ có tín hiệu hồi phục

Hiện nay, có hàng loạt những căn liền kề, biệt thự nằm ở các dự án khu đô thị phía Tây Hà Nội vẫn trong tình trạng để không nhiều năm nay. Các chuyên gia lý giải về tình trạng này là bởi sự mất cân đối cung cầu. Vào thời gian trước, có hàng loạt chủ đầu tư thực hiện nhiều dự án biệt thự, liền kề ở phân khúc cao tại khu Tây Hà Nội. Vào thời điểm đó, người mua chủ yếu mua để đầu tư, đầu cơ chờ lên giá chứ không có nhu cầu ở thực. Có một vài dự án vướng phải thủ tục pháp lý, chậm hoàn thiện và quá trình xây dựng kéo dài. Sau thời gian này thì thị trường dần đi xuống, đến năm 2023 thì trầm lắng, vô số biệt thự, liền kề buộc phải cắt lỗ sâu nếu như muốn bán được, nhưng giá vẫn ở mức cao.

Dù vậy, các chuyên gia tin tưởng thị trường bất động sản đang có sự hồi phục dần. Tình trạng pháp lý tốt từ các chủ đầu tư uy tín cũng đã được cải thiện. Hơn thế, số lượng khách hàng tiếp cận với các gói vay với lãi suất ưu đãi tăng dần sẽ giúp cho thị trường nhộn nhịp hơn.

Bất động sản vùng ven Hà Nội vẫn “ảm đạm”, môi giới lo “mất Tết”
Cùng với những nút thắt về pháp lý, nguồn vốn thì niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư đó chính là chốt chặn cuối cùng sẽ sớm được giải tỏa nhằm tạo cú huých để thị trường hồi phục trở lại. Nguồn ảnh: Internet

Ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng dịch vụ tư vấn và phát triển dự án cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn và sẽ còn kéo dài đến hết năm 2023. Đến đầu năm 2024 thì thị trường sẽ dần nhìn thấy các tín hiệu hồi phục. Dù vậy, không thể kỳ vọng về một sự hồi phục hình chữ V ở thời điểm này mà thị trường sẽ dần dần có những bước đi lên vững chắc từ đó tạo đà cho sự phát triển bền vững ở trong tương lai.

Thị trường bất động sản dù chưa đủ lực để vượt dốc nhưng phần nào cũng đã thoát khỏi nguy cơ mất phanh. Đây chính là thời điểm tốt cho các doanh nghiệp, môi giới bất động sản nâng cao chất lượng, tạo chất lượng và uy tín để có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.

Còn từ nay cho đến nửa đầu năm 2024 có thể xem là bước khởi đầu của một chu kỳ hồi phục và tăng trưởng tiếp theo của thị trường bất động sản. Vậy nên, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng đây là khoảng thời gian quan trọng, mang tính quyết định cho sự chuyển mình của thị trường. Cùng với những nút thắt về pháp lý, nguồn vốn thì niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư đó chính là chốt chặn cuối cùng sẽ sớm được giải tỏa nhằm tạo cú huých để thị trường hồi phục trở lại.